Đề cương ôn tập kiểm tra Sinh học lớp 9

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra Sinh học lớp 9
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9
CHƯƠNG I
 Câu 1 : Phát biểu nội dung quy luật phân li? Kiểu hình là gì? Cho ví dụ minh họa?
+ Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi hân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng cùa P
+ Kiểu hình là tập hợp những đặc điểm hay tính trạng quan sát được của một sinh vật, ví dụ như các đặc điểm hình thái học, sự phát triển, các tính chất sinh hóa hoặc sinh lý, hiện tượng học, hành vi, và các kết quả của hành vi (như tổ của chim) của một sinh vật nào đó.
+ Ví dụ: kiểu hình thân iùn, hoa trắng quả vàng của cây đậu Hà Lan.
Câu 2 : Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trang trội cần phải làm gì? Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? 
+ Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dịch hợp.
+ Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Câu 3 : Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
+ Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của đời bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác với kiểu hình của bố mẹ, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. 
+ Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính, bởi hữu tính thì mới có 2 bố mẹ khác nhau, mới có gen khác nhau trộn chung mà xảy ra hiện tượng này, sinh sản vô tính thì có khác gì lấy máy nhân bản của Doremon úm ba la xì bùa ra một người nữa i hệt người làm mẫu, tức là hoàn toàn lấy gen từ cơ thể mẹ mà tạo ra cơ thể con, chẳng có kết hợp gì cả thì gen khác đâu ra mà có hiện tượng biến dị khác với bố mẹ?
Câu 4 : Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li?
Nội dung : Câu1
Ý nghĩa
+ Với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc, sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên 
+Với chọn giống: định luật phân ly là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1. Các gen trội thường là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá trị kinh tế cao. 
CHƯƠNG II
Câu 6 : Trình bày đặc trưng, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể?
+ Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.
+ Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự nucleotit đặc biệt
 * Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
 * Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau
* Các trình tự khởi đầu nhân đôi AND là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi
+ NST mang gen có bàn chất là ADN (thuộc một loại axit nuclêic) có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 7 : Trình bày sự biến đổi của NST qua các kì của quá trình nguyên phân?
+ *Nguyên phân 
Ở kì đầu khi bước vào nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn, đóng xoắn, có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi của thoi phân bào ở tâm động. 
Đến kì giữa sau đó chúng tiếp tục co ngắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Ở kì sau tiếp theo, từng nhiễm sắc thể kép tách ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi của thoi phân bào. 
Tiếp đến kì cuối khi di chuyển tới 2 cực, sau khi hình thành 2 nhân con, các nhiễm sắc thể dãn xoắn dài ra ở dạng mảnh dần thành sợi nhiễm sắc thể ở kì trung gian. 
Câu 8 : Trình bày sự biến đổi của NST qua các kì của quá trình giảm phân?
+ Ở kì đầu, các nhiễm sắc thể kép xoắn, co ngắn, đính vào màng nhân sắp xếp định hướng. Sau đó diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các nhiễm sắc thể kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đã đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó đã tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Tiếp theo là sự tách rời các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng và nhiễm sắc thể tách khỏi màng nhân. 
Đến kì giữa, từng cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Ở kì sau, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào. 
Tiếp đến kì cuối, hai nhân mới được tạo thành đều chứa bộ đơn bội kép (n nhiễm sắc thể kép), nghĩa là có số lượng bằng một nửa của tế bào mẹ. Sự phân chia tế bào chất diễn ra hình thành hai tế bào con tuy đều chứa bộ n nhiễm sắc thể kép, nhưng lại khác nhau về nguồn gốc thậm chí cả cấu trúc (nếu sự trao đổi chéo xảy ra). 
Sau kì cuối giảm phân I là kì trung gian diễn ra rất nhanh, trong thời điểm này không xảy ra sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể. 
Câu 9: So sánh đặc điểm giống và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
Giống nhau
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử
- Khác nhau
+ Phát sinh giao tử đực: Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.
Phát sinh giao tử cái: Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
+ Phát sinh giao tử đực: Một tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùn. 
Phát sinh giao tử cái:Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn 
+ Phát sinh giao tử đực: Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng cá tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh.
Phát sinh giao tử cái: Từ một noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.
Câu 10 : Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
+ Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh tự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển.
+ Nhờ có giảm phân, giao từ được tạo thành mang bộ NST đơn bội. Qua thụ tinh giữa tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi. Như vậy, sự phối  hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định NST đặc tnmg của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
Mặt  khác, giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao từ khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên cúa các loại giao tử trone thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chú yếu làm xuất hiện nhiều bién dị tổ hợp phong phú ở những  loài sinh sản hữu tinh, tạo nguồn nguyên liệu tiên hoá và chọn giống. Do đó, người ta thường dùne phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp  nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
Câu 11 : So sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Trình bày cơ chế NST xđịnh giới tính?
+ Khác nhau 
Nhiễm sắc thể thường 
- Tồn tại thành từng cặp, các NST trong mỗi cặp luôn luôn đồng dạng ở cả giới đực và giới cái 
- Gen tồn tại trên NST thành từng cặp gen tương ứng 
- Gen trên NST chi phối các tính trạng khi biểu hiện tính trạng ko liên quan đến giới tính 
Nhiễm sắc thể giới tính 
- Chỉ tồn taị thành 1 cặp, có thể đồng dạng khác không đồng dạng ở cả 2 giới. Khi thì đồng dạng ở giới đực khi thì đồng dạng ở giới cái. 
- Gen tồn tại thành cặp , có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST XY 
- NST giới tính biểu hiện tính trạng giới tính, tính trạng sinh dục và tính trạng liên kết giới tính
+ Ở người và các loài động vật có vú khác, cơ chế xác định giới tính được xác định bằng các nhiễm sắc thể X và Y. Giới cái có kiểu nhiễm sắc thể XX và giới đực có kiểu nhiễm sắc thể XY. Nhiễm sắc thể XY ở người có phần tương đồng rất rõ nằm ở hai đầu mút nhiễm sắc thể giúp chúng tiếp hợp với nhau trong quá trình giảm phân, còn phần còn lại (rất lớn) là không tương đồng (trên X có gen nhưng trên Y không có gen tương ứng). 
Câu 12 : Tại sao Menđen lại chọn ruồi giấm là đối tượng nghiên cứu di truyền?
+ Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn , có nhiều biến dị dễ quan sát , số lượng NST ít (2n = 8). 
CHƯƠNG III
Câu 14 : Trình bày cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử AND ?
+ ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N và P ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài  hàng trăm và khối lưọng lớn đạt đến µm,và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon (đvC) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại : ađênin (A), timin (T),xitozin (X) và guanin (G). Mồi phân tử ADN gồm hàng vạn  hàng triệu đơn phân Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tuỳ theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiểu khác nhau tạo ra được vô sô loại phân từ ADN khác nhau. Các phân từ ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần các nuclêôtit.
Câu 15 : Trình bày quá trình tự nhân đôi và chức năng của phân tử AND? + Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu  + ADN có 2 chức năng : vừa lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền vừa truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.
a. ADN lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền :
- Thông tin di truyền tức thông tin về cấu trúc của các phân tử prôtêin được mã hóa trong ADN dưới dạng trình tự các bộ ba nulêôtit kế tiếp nhau, trình tự này qui định trình tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp.
- Mỗi đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin được gọi là gen cấu trúc. Bình thường, một gen cấu trúc chứa khoảng từ 600 đến 1500 cặp nuclêôtit.
b. ADN truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
- ADN có khả năng tự nhân đôi và phân li. Sự nhân đôi và phân li của ADN kết hợp với nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong phân bào là cơ chế giúp sự truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác.
- ADN còn có khả năng sao mã tổng hợp ARN và qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp tương tác với môi trường thể hiện tính trạng của cơ thể.
Câu 16 ; So sánh cấu tạo của ADN và ARN? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
+ Giống nhau 
- Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit 
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P 
- Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống nhau là A, G, X 
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch 
- Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề truyền đạt thông tin di truyền 
 Khác nhau 
- ADN 
Có hai mạch xoắn đều quanh một trục 
Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN 
Nu ADN có 4 loại A, T, G, X 
- ARN 
Có cấu trúc gồm một mạch đơn 
Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN 
Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
+ Như vậy, quá trinh tổng hợp phân từ ARN dựa trên một mạch đem của gen với vai trò khuôn mẫu và sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do của môi trường cũng diễn ra theo NTBS. trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G. Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn nhưng theo NTBS, hay giống như trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn, chi khác T được thay thế bằng U. Qua đó cho thấy trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch ARN.
Câu 17 ; Trình bày các bậc cấu trúc và chức năng của protein?
+ Cấu trúc hóa học prôtêin:
- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxy - COOH
+ Nhóm amin- NH2
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit. 
+Chức năng của prôtêin:
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
Câu 18 : Mối quan hệ giữa ARN và protein thể hiện qua qua trình nào? Trình bày quá trình đó? 
+ Mối quan hệ giữa mARN và Protein:
-mARN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc Protein về thành phần số lượng trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein nào đó trong cấu trúc bậc một.
-Protein được tổng hợp trong tế bào chất không có khả năng tự sao nguyên mẫu nhưng luôn mang tính đặc thù vậy giữa gen và Protein có mối quan hệ thông qua một dạng trung gian mang thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tổng hợp Protein đó là mARN.
-mARN, tARN được tổng hợp trong nhân tế bào dựa trên khuôn mẫu của gen theo nguyên tắc bổ sung sau đó mang thông tin di truyền sao mã ra chất tế bào.
- Trong tế bào chất, mARN, tARN, rARN được kết hợp với nhau để tổng hợp Protein theo đúng khuôn mẫu của gen.
- Như vậy, trật tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trật tự sắp xếp các nucleotit trong mARN sau đó quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin bậc một của phân tử Protein.
+ ARN là phân tử được tổng hơp dựa trên ADN - cấu trúc của ADN sẽ quy định cấu trúc của ARN. Khi tổng hợp ARN thì các A, U, G, X tự do trong nội bào sẽ gắn với U, A, X, G của ADN tạo nên chuỗi ARN. 
Còn ARN sẽ là phân tử tổng hợp nên protein. ARN thông tin (mARN) có vai trò quyết định tính chất của Protein vì nó quyết định thứ tự các đơn phân (axit amin) của Protein. Quá trình tổng hợp Protein se diễn ra như sau: ARN vận chuyển (tARN) sẽ kết hợp với axit amin tự do trong nội bào và sắp xếp chúng theo trình tự mà mARN quy định. 
Tổng hợp những gì đã ghi ở trên ta được: 
ADN => Quy định cấu trúc=> ARN => Quy định cấu trúc=> Protein.
Câu 19 : Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Phân tích sơ đồ đó?
+ Gen ( một đoạn ADN) => mARN => Prôtêin => Tính trạng
Mối liên hệ trên cho thấy : thông tin về cấu trúc của phân từ prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch nảy được dùng làm mẫu đê tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ờ chất tế bào
CHƯƠNG IV
Câu 20 : Trình bày khái niệm, nguyên nhân phát sinh và vai trò của biến đổi gen?
+  Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
- Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp. Nhân tố môi trường gây ra đột biến gọi là tác nhân gây đột biến. Các cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến.
- Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen từ đó tạo ra alen mới so với dạng ban đầu. ví dụ: Ở ruồi giấm gen A qui định mắt đỏ, sau khi bị đột biến tạo thành gen a qui định mắt trắng
Câu 21 : Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một dạng đột biến và cho ví dụ?
+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là nhữngbiến đổi trong cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại các gen hoặc làm thay đổi hình dạng, cấu trúc củaNST.  
+ 1. Đột biến mất đoạn: 
- Làm mất từng loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST. Làm giảm số lượng gen trên NST.
- Mất đoạn có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hay ở tế bào sinh dục.
- Cơ chế gây đột biến mất đoạn
2. Đột biến lặp đoạn: 
- Là một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
- Cơ chế phát sinh lặp đoạn là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng hoặc giữa 2 cromatit của cùng 1 NST
3. Đảo đoạn: 
   Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 1800, có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich_su_9.doc