Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1267Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2015-2016
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
A- Ôn tập các nội dung đã học:
Câu 1 : Thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của tính giản dị?
 TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a ) và giúp HS nêu những biểu hiện.
Câu 2: Thế nào là trung thực? Nêu vài câu tục ngữ, danh ngôn nói về tính trung thực ?
 TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a ) và giúp HS nêu một sô câu tục ngữ, 
danh ngôn.
 Câu 3: Thế nào là tự trọng? Nêu ý nghĩa của tính tự trọng?
TL : GV hướng dẫn HS trả lời ( Nội dung bài học SGK – Mục a, b ).
 Câu 4: Đạo đức là gì ? Tìm những việc làm biểu hiện có đạo đức ?
    TL: - Đạo đức là những qui định , những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác với công 
việc ,với thiên nhiên và môi trường sống được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
 - Việc làm có đạo đức: HS tự nêu.
 Câu 5: Kỷ luật là gì ? Nêu những biểu hiện chấp hành tốt kỷ luật ?
 - Kỷ luật là những qui định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội ( nhà trường,
cơ sở sản xuất,cơ quan) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để
 đạt chất lượng ,hiệu quả trong công việc.
 -Biểu hiện chấp hành tốt kỷ luật : HS tự nêu.
 Câu 6: Có ý kiến cho rằng kỉ luật làm cho con người gò bó .Mất tự do hạn chế sự phát triển của
 họ.Theo em, ý kiến đó có đúng không ? Vì sao ?
 TL: Ý kiến đó là không đúng , vì khi tôn trọng kỷ luật, con người sẽ cảm thấy vui vẻ , thanh thản, tuân
 theo kỉ luật một cách tự nguyện, không bị ép buộc nên cảm thấy không gò bó, mất tự do và do đó phát
huy được sáng tạo.
Câu 7: Em hiểu thế nào là yêu thương con người ?
TL: Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ ,làm những điều tốt đẹp cho người khác ,nhất là những
 người gặp khó khăn,hoạn nạn.
Câu 8: Thế nào là Tôn sư trọng đạo ?
 TL : Tôn sư trọng đạo là : Tôn trọng,kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo, 
ở mọi lúc mọi nơi ; Coi trọng và làm theo những đạo lí mà thầy cô dạy .
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phát huy.
Câu 9: Em hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ ? Theo em đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào
 trong cuộc sống ?
 TL : - Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ mọi người xung quanh
 và sẽ được mọi người yêu quý.
 - Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp ta dễ dàng hòa nhập,hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được
 mọi người yêu quí.
- Sống đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Câu 10: Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đep của gia đình, dòng họ ? 
Có phải mọi người ai cũng cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
 hay không ? Hay chỉ những gia đình giàu , có người đỗ đạt, có chức vụ mới cần giữ gìn và phát
 huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ? Em hãy trả lời và giả thích vì sao ? 
 TL : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đep của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và 
sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh "Dân tộc Việt Nam anh hùng". Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của cha, ông chúng ta mà mỗi gia đình đều có như : Truyền thống yêu nước ; chống giặc ngoại xâm ; truyền thống cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, yêu thương con người, ...
Câu 11: Thế nào là khoan dung ? Theo em, mỗi người phải rèn luyện như thế nào ?
 TL: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, luôn tôn trọng và thông cảm với ngườ khác,biết tha 
thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lấm.
Rèn luyện: Chúng ta hãy sống cởi mở,gần gũi mọi người và cư xử một cách chân thành,rộng lượng,biết 
tôn trọng và chấp nhận cá tính sở thích,thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Câu 12: Nêu 4 tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa ? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình
 của mình trở thành gia đình văn hóa ?
  TL:  - Xây dựng kế hoạch hóa gia đình
          - Xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc tiến bộ, sinh hoạt văn hóa lành mạnh
 - Đoàn kết với cộng đồng.
 - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Câu 13 : Thế nào là tự tin? Tính tự tin giúp ta được những gì ? Nêu ví dụ một h/ vi thể hiện tính tự tin .
 TL: - Tự tin là : Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cơng quyết, dám nghĩ, dám làm.
 - Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
B- Giải đáp các thắc mắc : GV cho HS rà soát lại các vấn đề vừa ôn trên, và phần các Bài tập trong SGK, có những vấn đề gì chưa rõ, hãy nêu ý kiến để GV hướng dẫn thêm.
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_GDCD_HKI.doc