Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 564Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Vật lí lớp 6 - Bùi Xuân Hạnh
Đề cương ôn tập vật lí 6
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Vì sao khi quả bóng bàn bị bẹp ta nhúng vào nước nóng thì nó lại phồng lên?
Trả lời: Vì khi nhúng vào nước nóng thì không khí trong quả bóng bàn nóng lên và nở ra làm nó phồng lên như cũ.
Câu 2: Vì sao khi nấu nước người ta không nên đổ nước quá đầy ấm?
Trả lời: Khi nấu nước thì cả ấm và nước đều nở ra, nhưng do chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ đầy thì khi nóng nước trong ấm sẽ bị tràn ra ngoài.
Câu 3: Tại sao không được đổ đầy nước vào chai thủy tinh rồi vặn chặt nắp và cho vào tủ lạnh?
Trả lời: Vì khi nước đông đặc thành nước đá thì thể tích của nó tăng trong khi chai thủy tinh gặp lạnh thì co lại nên thể tích giảm và dẫn đến làm vỡ chai.
Câu 4: Nêu quá trình chuyển thể của đồng trong khi đúc đồng .
 Trả lời: Khi đồng chưa đưa vào lò nung thì đồng ở thể rắn, khi đưa vào lò đồng ở thể rắn và lỏng, sau đó chuyển sang thể lỏng. Khi đưa đồng vào khuôn đúc đồng chuyển từ thể lỏng thành thể rắn.
Câu 5: Tại sao khi chồng cây người ta thường phát bớt lá cây?
Trả lời: Vì để làm giảm sự thoát hơi nước của thân cây qua lá giúp cây không bị mất nước dẫn đến cây bị khô.
Câu 6: Tại sao khi rót nước ra khỏi phích mà đậy nắp ngay lại thì có thể bị bật nắp ra ngoài. Làm thế nào để khắc phục điều đó?
Trả lời: Vì khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí tràn vào trong phích. Nếu ta đậy nắp ngay lại thì lượng không khí này gặp nước nóng nên nở ra nên có thể làm bật nắp.
Cách khắc phục: Không nên đậy nắp ngay mà chờ một chút cho không khí nóng lên và thoát ra ngoài rồi mới đậy nắp.
Câu 7: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu nhiệt kế và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên tróng ống nhiệt kế?
Trả lời: Khi khi đó cả thủy tinh (vỏ nhiệt kế) và thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên và đều nở ra, nhưng chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn lên thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống.
Câu 8: Vì sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí?
Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này.
Câu 9: Giải thích sự tạo thành các giọt sương vào ban đêm?
Trả lời: Vào ban đêm hơi nước trong không khí gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành các giọt sương.
Câu 10: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi (thở) vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại trở lại như cũ.
Trả lời: Vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian các hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí nên mặt gương lại sáng như cũ.
Câu 11: Nêu công dụng của nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu (tự trả lời).
Câu 12: Tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn có thể làm rách mái tôn.
Câu 13: Trong ống thủy tinh nhỏ đặt nằm ngang, đã hàn kín hai đầu và hút hết không khí
Có một giọt thủy ngân nằm giữa (hình vẽ). Nếu đốt nóng một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao? 
Trả lời: Giọt thủy ngân có dịch chuyển. Vì tuy trong ống không có không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ở một đầu bị hơ nóng, nở ra đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về phái đầu kia.
Câu 14: Một bình thủy tinh đựng không khí như hình vẽ. giọt nước
Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước khi ta nung nóng bính cầu? A B
Trả lời: Khi ta nung nóng bình cầu thì thủy tinh dược tiếp xúc với nhiệt
Trước nên nóng lên và nở ra do đó giọt nước di chuyển về phía đầu A
Sau đó không khí trong bình mới nóng lên và nở ra, 
nhưng do chất khí nở ra vì nhiệt nhanh hơn chất rắn nên 
giọt nước di chuyển về phía đầu B.
Câu 15: Có khoảng 98% lượng nước trên trái đất ở thể lỏng
chỉ khoảng 2% tồn tại ở thể rắn. 
Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch đó ?
Trả lời: Vì đa số nhiệt độ ở bề mặt trái đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. mặt khác khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở phía trên đông đặc còn lớp nước ở phía dưới vẫn ở thể lỏng do khi đông đặc nước nhẹ hơn khi chưa đông đặc nên nổi lên trên, nước chưa đông đặc chìm xuống dưới. 
Các em chú ý học và ghi nhớ các kiến thức trên. Chúc các em thi đạt kết quả cao!

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong li 6 KII.doc