Đề cương ôn kiểm tra 1 tiết môn địa lí 8

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 15011Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra 1 tiết môn địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn kiểm tra 1 tiết môn địa lí 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ 8
Câu 1: Nêu vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á?
Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á:
-Giới hạn: châu Á tiếp giáp với:
+ 2 châu lục là châu Âu và châu Phi.
+ 3 đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
-Diện tích:
+ Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích 44, 5 triệu km2.
-Lãnh thổ: 
+ Trải dài từ Xích đạo đến vùng cực Bắc.
+ Trải rộng từ Đông sang Tây trên 160 kinh tuyến.
Câu 2: Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á? Khí hậu châu Á có những đặc điểm gì? Giải thích nguyên nhân của các đặc điểm đó.
Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á:
a. Đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.
- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
b. Đặc điểm khoáng sản:
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú.
- Các khoáng sản chủ yếu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và một số kim loại màu như đồng, thiếc,
Khí hậu châu Á có những đặc điểm:
Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng:
1.Châu Á có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất:
- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau từ khí hậu Cực và Cận cực -> khí hậu Ôn đới -> Cận nhiệt -> Nhiệt đới -> Xích đạo.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ châu Á trải dài từ cực Bắc -> Xích đạo.
2. Khí hậu châu Á lại phân thành nhiều kiểu khác nhau:
- Trong mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành nhiều kiểu khác nhau:
+ Đới khí hậu Cực và Cận cực.
+ Đới khí hậu Ôn đới:
Kiểu ôn đới lục địa.
Kiểu ôn đới gió mùa.
Kiểu ôn đới hải dương.
+ Đới khí hậu Cận nhiệt:
Kiểu cận nhiệt địa trung hải.
Kiểu cận nhiệt gió mùa.
Kiểu cận nhiệt lục địa.
Kiểu núi cao.
+ Đới khí hậu Nhiệt đới:
Kiểu nhiệt đới khô.
Kiểu nhiệt đới gió mùa.
+ Đới khí hậu Xích đạo.
-Nguyên nhân: 
+ Lãnh thổ rất rộng.
+ Có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản ảnh hưởng của biển và sâu trong lục địa.
Câu 3: Trình bày các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
Các kiểu khí hậu gió mùa:
-Ôn đới gió mùa. Ở Đông Á. 
- Cận nhiệt gió mùa. 
- Nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á.
* Đặc điểm:
- Một năm có 2 mùa:
+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa.
Các kiểu khí hậu lục địa: Gồm:
-Ôn đới lục địa. Nằm ở nội địa Trung Á và Tây Á. 
- Cận nhiệt lục địa.
- Nhiệt đới khô. Tây Nam Á.
* Đặc điểm: 
- Mùa đông: khô – lạnh.
- Mùa hạ: khô – nóng.
- Lượng mưa thấp từ 200 – 500mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp.
=> Hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 4: Cho biết đặc điểm chung và giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á.
Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:
-Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Ô – bi,)
- Sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:
-Giao thông; thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch
Câu 5: Giải thích sự khác nhau về chế độ nước của các khu vực sông ngòi châu Á.
Các khu vực sông:
Khu vực Bắc Á: (sông Ô – bi, sông I – ê – nít – xây, sông Lê – na).
*Đặc điểm:
- Mạng lưới sông dày.
- Về mùa Đông sông đóng băng, mùa Xuân thường hay có lũ băng do băng tuyết tan.
Ở khu vực khí hậu gió mùa: (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á).
-Đông Á (sông A – mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang).
- Đông Nam Á ( sông Mê – Công).
- Nam Á (sông Ấn, sông Hằng).
* Đặc điểm:
- Mạng lưới sông dày có nhiều sông lớn.
- Các sông có lượng nước lên xuống theo mùa.
Ở Tây Nam Á và Trung Á: (sông Ti – gro, sông Ơ – phrat, sông Xưa Đa – ri – a, sông A – mu Đa – ri – a).
-Rất ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tan.
- Càng về hạ lưu lượng nước sông càng giảm.
Câu 6: Xem bài thực hành số 4 chú ý các trung tâm áp thấp, áp cao vào 2 mùa: mùa Đông và mùa Hạ.
Mùa Đông:
-Trung tâm áp thấp: A – lê – út.
- Trung tâm áp cao: Xi – bia.
Mùa Hạ:
-Trung tâm áp thấp: I – ran.
- Trung tâm áp cao: Ha – oai.
Xem hoặc có thể học bảng Tổng kết dưới đây:
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao ...
Đến áp thấp ...
Đông Á
Tây Băc – Đông Nam.
C. Xi – bia -> T. A – lê – út.
Mùa Đông
Đông Nam Á
Bắc – Đông Bắc – Tây Nam.
C. Xi – bia -> T. Xích đạo Ô – xtray – li – a.
Nam Á
Đông Bắc – Tây Nam.
C. Xi – bia -> T. Xích đạo.
Đông Á
Đông Nam – Tây Bắc.
C. Ha – oai -> T. I – ran. 
Mùa Hạ
Đông Nam Á
Đông Nam – Tây Bắc.
Tây Nam – Đông Bắc.
C. Ô – xtray – li –a -> T. I – ran.
Nam Á
Tây Nam – Đông Bắc.
C. Nam Ấn Độ Dương 
-> T. I – ran.
Câu 7: Chứng minh châu Á là một châu lục đông dân?
-Châu Á có số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002) chiếm 61% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3%. Do nhiều nước ở châu Á thực hiện chính sách dân số.
Dân số các châu lục qua năm 2002 (triệu người)
Châu lục
Năm 2002
Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) năm 2002
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi
Toàn thế giới
3 766
728
32
850
839
6 215
1,3
-0,1
1,0
1,4
2,4
1,3
Châu Á là một châu lục đông dân.
Câu 8: Châu Á có các chủng tộc nào và phân bố tập trung ở đâu? Ngày nay thành phần chủng tộc châu Á có gì thay đổi.
Châu Á có 3 chủng tộc lớn:
-Môn – gô – lô – it (Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á).
- Ơ – rô – pê – ô – it (Trung Á – Tây Nam Á, Nam Á).
- Ô – xtra – lô – it (Có số ít ở Nam Á và Đông Nam Á).
Ngày nay thành phần chủng tộc châu Á thay đổi:
-Sống hòa huyết, bình đẳng với nhau.
- Tạo thành người lai.
Câu 9: Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo nào? Em hãy nêu đặc điểm của các tôn giáo đó.
Đặc điểm
Ấn Độ giáo
Phật giáo
Ki tô giáo
Hồi giáo
Nơi ra đời
Ấn Độ
Ấn Độ
Pa – le – xtin 
A – rập Xê – út 
Thời gian
Thế kỉ đầu của Thiên niên kỉ I – TCN
Thế kỉ VI TCN
Đầu CN
Thế kỉ VII SCN
Thần linh tôn thời
+ Bà – la – môn.
+ Thuyết luân hồi.
+ Tục ăn chay
+ Phật Thích Ca Mâu Ni.
+ Thuyết luân hồi nhân quả.
+ Chúa Giê su.
+ Kinh thánh.
+ Thánh Ala.
+ Kinh Cô Ran.
Số dân của một số thành phố lớn ở châu Á – năm 2000
Thành phố
(Quốc gia)
Số dân (triệu người)
Thành phố (Quốc gia)
Số dân (triệu người)
Thành phố (Quốc gia)
Số dân (triệu người)
1.Tô-ki- ô
(Nhật Bản)
2. Mum-bai
(Ấn Độ)
3. Thượng Hải
(Trung Quốc)
4. Tê-hê-ran
(I- ran)
5. Niu Đê- li
(Ấn Độ)
27,0
15,0
15,0
13,6
13,2
6. Gia-các -ta
(In-đô-nê-xi-a)
7. Bắc Kinh
(Trung Quốc)
8. Ca-ra-si
(Pa-ki-xtan)
9. Côn-ca-ta
(Ấn Độ)
10. Xơ-un
(Hàn Quốc)
13,2
13,2
12,0
12,0
12,0
11. Đắc-ca
(Băng-la-đét)
12. Ma-ni-la
(Phi-líp-pin)
13. Bát-đa
(I-rắc)
14. Băng Cốc
(Thái Lan)
15. TP. Hồ Chí Minh
(Việt Nam)
11,2
11,1
10,7
10,7
5,2

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_Cuong_KT_1_tiet_mon_Dia_8.docx