Đề cương câu hỏi ngoài môn địa lý 9 học kì 1 bài 2: dân số và gia tăng dân số

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2253Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi ngoài môn địa lý 9 học kì 1 bài 2: dân số và gia tăng dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương câu hỏi ngoài môn địa lý 9 học kì 1 bài 2: dân số và gia tăng dân số
ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI NGOÀI MÔN ĐỊA LÝ 9 HK1
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.
Câu 1: Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002-2005).
Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
Câu 2: Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh.
Vì nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 3: Tại sao cơ cấu dân số theo độ theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xh ở nước ta?
Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho bk nước ta có dân số trẻ hay già.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Về kinh tế: góp phần nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế dất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người.
Về chất lượng cuộc sống của người dân: tạo đk để nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cải thiện đời sống, đảm bảo các phúc lợi xh, tăng tuổ thọ
Về môi trường: giảm sức ép đối với tài nguyên môi trường.
Ý nghĩa thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo xu hướng tăng tỉ lệ nhóm từ 60 tuổi trở lên và giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 tuổi. Đều đó cho thấy tỉ lệ sinh của nước ta đang có xu hướng giảm, sự phát triển dân số đang đc điều chỉnh phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế xh.
Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi như trên sẽ góp phần hạn chế đc một số hậu quả do sự gia tăng dân số nhanh đem lại.
Câu 5: Tỉ số giới tính là gì? Tỉ số giới tính của nc ta đang thay đổi ntn?
Là số nam so với 100 nữ.
Trước năm 1979 tỉ số giới tính mất cân đối so tác động của chiến tranh.
Từ năm 1979 đến nay, cuộc sống hào bình làm cho tỉ số giới tính của nước ta đang thay đổi theo hướng cân đối hơn.
BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.
Câu 1: Nêu những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Thế mạnh:
Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nc ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
Nguồn lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sx nông lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang đc nâng cao.
Hạn chế:
Thế lực người lao động nc ta còn yếu.
Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.
Lực lượng lao động phân bố ko đều, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải gây căng thẳng đối vs vấn đề giải quyết việc làm.
Năng suất lao động thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế.
Phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề.
Câu 2: Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
Vì số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông. Tỉ lệ thiêu việc làm ở nông thôn là 28,2% tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu người lao động (1998). thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội.
Câu 3: Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa ntn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nc ta hiện nay?
Tạo đk cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm.
Nâng cao trình độ tay nghề đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động tạo đk cho họ đáp ứng nhu cầu của nề kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hóa, hiện đại hóa.
Câu 4: Tại sao nc ta thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của nước ta không đều giữa vùng đồng bằng và vùng núi.
Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.
Sự phân bố dân cư không đều đẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động.
Ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5: Giải thích tại sao nguồn lao động nc ta lại rất dồi dào?
Nước ta có dân số đông: do đông dân, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên số dân gia tăng hàng năm lớn.
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao ddoognj.
Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động còn nhanh: Dân số tăng nhanh dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số.
Câu 6: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao?
Thiếu việc làm: do hđ nn mang tính chất mùa vụ, hđ kinh tế nông thôn chưa đa dạng.
Thất nghiệp ở đo thị: do tốc độ đô thị háo cao trong khi cn, dịch vụ chưa đáp ứng, di dân tù nông thôn ra thành thị.
Câu 7: Trình bày những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nc ta.
Thành tựu:
tỉ lệ người lớn bk chữ chỉ đạt 90.3%(1999)
Mức độ thu nhập bình quân đầu người gia tăng.
Người dân đc hưởng các dịch vụ xh ngày càng tốt hơn 
Tuổi thọ trung bình tăng.
Tỉ lệ tử vong, suy dd ở trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã đẩy lùi.
Hạn chế:
Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xh.
BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Chứng minh cơ cấu công nghiệp nc ta khá đa dạng?
Theo thành phần kinh tế: có các cơ sở nhà nc, ngoài nhà nc, các cơ sở có vốn đầu tư nc ngoài.
Theo ngành: cn khai thác nhiên liệu, cn điện, cn luyện kim, cn cơ khí điện tử, cn chế biến lương thực thực phẩm,
Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.
VD:
Cn chế biến lương thực thực phẩm có 3 phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.
Chế biến sản phẩm trồng trọt có nhiều ngành như: xay xát, sx đường, rượu bia nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sx dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền
Câu 2: Giải thích vì sao HCM và HN là 2 trung tâm cn lớn nhất cả nước?
là 2 đầu mối giao thông vận tải, là 2 trung tâm thương mại lớn nhất nc.
Đông dân, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
Cơ sở hạ tầng và sở vật chất phát triển và đồng bộ hơn các trung tâm cn khác
Câu 3: Tại sao cần phát triển ngành cn trọng điểm
Khai thác hiệu quả các thế mạnh.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xh, mt.
BÀI 20+21 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
Câu 1: Giải thích và sao đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Nền nông nghiệp thâm canh lúa nc cao, đòi hỏi nhiều lao dộng.
Mạng lưới các trung tâm cn và đo thị dày đặc.
Các nguyên nhân khác: tâm lí thích đông con..
Câu 2: Đồng bằng Sông Hồng có những đk thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sx lương thực?
Thuận lợi:
Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích lớn thuận lợi cho việc sx lương thực với quy mô lớn.
Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nc.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của nn, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sx.
Các chính sách mới của nhà nước(chính sách về đất, thuế, giá,..).
Khó khăn:
Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp, đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sx.
Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình cn hóa và đô thị hóa làm cho đất sx lương thực ở 1 số địa phương bị thu hẹp.
Thời tiết diễn biến thất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, rét hại).
Thu nhập từ sx lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sx.
Câu 3: Chứng minh đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch.
Có tài nguyên du lịch phong phú:
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Thắng cảnh: Hoa Lư- Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại lải (Vĩnh Phúc), Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).
+ Vườn quốc gia: cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà tây), Xuân Thủy (Nam Định).
+ Bão tắm Đồ sơ (Hải Phòng).
Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích văn hóa lịch sử: Lăng hồ chủ tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột.(hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (hà Nội), cầu Long Biên (Hà Nội),..
+ Lễ hội: chùa hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định),
+ Làng nghề: gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, lụa Vạn Phúc(Hà Nội), tranh Đông Hồ
Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị phát triển có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
Vị trí giao thông thuận lợi với các vùng trong nước, với nước ngoài. Có hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phái Bắc và các sân bay quốc tế: Nội Bài, hải Phòng.
Câu 5 Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng đồng bằng Sông Hồng
Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.
Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển nên ko thể tạo nên nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm.
BÀI 25+26 DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
Câu 1: Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng duyên hải NTB?
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khuê, Sa Huỳnh (quảng Ngãi), Đại lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (bình Thuận)
Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa),
Vườn quốc gia: Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm (Quảng Nam),..
Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vỉnh hảo (Bình thuận),
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam),..
Di tích lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội Katê (Ninh thuân), lễ hội Tây Sơn (Bình Định), lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa)
DHNTB có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng, nhất là ở các tỉnh cực nam của vùng, rất thích hợp để phát triển du lịch biển đảo.
Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc nam, có các sân bay lớn: Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng, Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa) thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT_SO_CAU_HOI_NGOAI_ON_THI_HKI_DIA_HK1_LOP_9.doc