Đề 4 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 4 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4 thi Kiểm tra giữa kỳ I năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút
KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 612
 Nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; C=12; N=14;K=39; O=16; Na=23; Ca=40; Ag=108
Câu 1: Thuốc lá là một chi thực vật gồm nhiều loài mà lá cây của chúng sau khi phơi khô có thể dùng để sản xuất thành thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà,Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, liên quan đến nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vòm họng, các bệnh về tim mạch Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có trong thuốc lá có tên là: 
	A cafein.	B nicotin.	C aspirin. 	D moocphin.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X trong khí oxi dư , thu được khí N2 ; 13,44 lít khí CO2 ( đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là
	A 1	B 2 	C 3 	D 4 
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A 3,2.	B 4,8.	C 5,2.	D 3,4 .	
Câu 4: Dung dịch amino axit làm quỳ tím hoá xanh là.
	A CH3-CH(NH2)-COOH.	B CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH.	
	C HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. 	 D H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH 
Câu 5: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit , đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là 
	A saccarozơ 	B tinh bột 	C protein 	D xenlulozơ
Câu 6: Cho 0,02 mol -amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
	A 	 	
	C 	 D 
Câu 7: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là 
	A 32,40 gam.	B 40,50 gam.	C 25,92 gam.	 	D 12,96 gam.	
Câu 8: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
	A CH3 -COO-CH=CH-CH3.	B CH2=CH-COO-CH2-CH3.	
	C . CH3-CH2-COO-CH=CH2.	D CH2=CH-CH2-COO-CH3
Câu 9: Một este X có CTPT , khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic.Công thức cấu tạo của X là
	A 	B 	 C 	 	D 	 
Câu 10: Trong số các chất sau, chất có lực bazơ yếu nhất là
	A 	C 	D 	 
Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của M là 	
	A 66,00	B 51,72	C 44,48	D 54,30	
Câu 12: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là 
	A Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. 	B dung dịch NaCl. 	
	C dung dịch HCl.	D dung dịch NaOH.	 
Câu 13: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A 7,5	B 18,5	C 15,0	D 45,0	
Câu 14: Tên gọi nào sai
	A etyl axetat : CH3COOCH2CH3 	B vinyl axetat : CH2=CH-COOCH3.	
	C phenyl fomat : HCOOC6H5.	D metyl propionat : C2H5COOCH3 
Câu 15: Cho dãy các chất: metyl axetat, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH ( trong dung dịch ) là
	A 2 	B 3 	C 4 	D 1 
Câu 16: Cho chuổi biến hóa: tinh bột A B axit axetic. Chất A và B lần lượt là
	A glucozơ và ancol etylic.	 B etilen và ancol etylic.	
	C glucozơ và anđehit axetic.	D ancol etylic và anđehit axetic.	
Câu 17: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
	A Gly-Ala-Gly.	B Ala-Gly.	C Ala-Gly-Gly.	 	D Ala-Ala-Gly-Gly.	
Câu 18: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một?
	A CH3NHCH3.	B (CH3)3N.	C CH3CH2NHCH3.	D CH3NH2.
Câu 19: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH ?
	A HCOOCH3	B CH3COOC2H5 	C HCOOC2H5 	 	D CH3COOCH3	 
Câu 20: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch : metylamin, anilin, axit axetic là
	A quỳ tím	B natri hiđroxit	C phenolphtalein	D natri clorua	
Câu 21: Cho 0,1 mol glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch (Y). Cho dung dịch (Y) tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được m (gam) chất hữu cơ (Z). Giá trị m là 
	A 13,35.	B 11,15.	C 9,7.	D 15,11.	
Câu 22: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
	A 4. 	B 5. 	C 2.	 	D 3.
Câu 23: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
	A 3	B 2.	C 1	D 4	
Câu 24: Trimetylamin có công thức cấu tạo thu gọn là
	A  CH3NH2         	B (CH3)2NCH3.  	C (CH3)2NH.           	D CH3)2NC2H3.           
Câu 25: Chọn câu phát biểu đúng.
	A Alanin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính. 	
	B Dung dịch amino axit không làm đổi màu quỳ tím.
 	C Dung dịch glyxin làm phenolphtalein hoá đỏ.	
	D Công thức của amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH là H 2 N - Cn H2n +1 - COOH .
Câu 26: Cho các chất: glixerol, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam là
	A 2.	B 5. 	C 4. 	D 3. 
Câu 27: Phản ứng có thể chuyển glucozơ và fructozơ thành cùng một sản phẩm là phản ứng của 2 chất này với
	A Na kim loại.	B Nước brom.	C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 	D H2 (Ni, to).
Câu 28: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?
	A HCOOH và CH3OH.	B CH3COOH và C2H5OH.	 
	 C CH3COOH và CH3OH. 	D HCOOH và C2H5OH. 
Câu 29: Chất béo là trieste của axit béo với
	A ancol etylic.	B ancol metylic. 	C etylen glicol.	D glixerol. 
Câu 30: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là 
	A CH3OH và CH3NH2. 	B C2H5OH và N2.	C CH3NH2 và NH3. 	D CH3OH và NH3. 	

Tài liệu đính kèm:

  • doc612.doc