Đề 1 thi tuyển sinh lớp 10 môn : Vật lý thời gian làm bài: 150 phút

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1753Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi tuyển sinh lớp 10 môn : Vật lý thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi tuyển sinh lớp 10 môn : Vật lý thời gian làm bài: 150 phút
đại học quốc gia hà nội
đề thi tuyển sinh lớp 10
Trường đại học khoa học tự nhiên
Hệ thpt chuyên năm 2005
Môn : vật lý
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề )
Câu I
	Trong một bình bằng đồng có đựng một lượng nước đá có nhiệt độ ban đầu là t1 = - 5 oC. Hệ được cung cấp nhiệt lượng bằng một bếp điện. Xem rằng nhiệt lượng mà bình chứa và lượng chất trong bình nhận được tỷ lệ với thời gian đốt nóng (hệ số tỷ lệ không đổi). Người ta thấy rằng trong 60 s đầu tiên nhiệt độ của hệ tăng từ t1 = - 5 oC đến t2 = 0 oC, sau đó nhiệt độ không đổi trong 1280 s tiếp theo, cuối cùng nhiệt độ tăng từ t2 = 0 oC đến t3 = 10 oC trong 200 s. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c1 = 2100 J/(kg.độ), của nước là c2 = 4200 J/(kg.độ). Tìm nhiệt nóng chảy của nước đá. 
Câu II
	Một chiếc ống bằng gỗ có dạng hình trụ rỗng chiều cao h = 10 cm, bán kính trong R1 = 8 cm, bán kính ngoài R2 = 10 cm. Khối lượng riêng của gỗ làm ống là D1 = 800 kg/m3. ống không thấm nước và xăng.
Ban đầu người ta dán kín một đầu bằng nilon mỏng (đầu này được gọi là đáy). đổ đầy xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thẳng đứng sao cho xăng không tràn ra ngoài. Tìm chiều cao phần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của xăng là D2 = 750 kg/m3, của nước là D0 = 1000 kg/m3.
Đổ hết xăng ra khỏi ống, bóc đáy nilon đi và đặt ống trở lại trong nước theo phương thẳng đứng, sau đó từ từ đổ xăng vào ống. Tìm khối lượng xăng tối đa có thể đổ vào trong ống.
Câu III 
I
A
B
G1
G2
450
J
M
Hình 1
	Trình bày phương án thực nghiệm xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2 với các dụng cụ sau đây: 
1 nguồn điện có hiệu điện thế chưa biết,
1 điện trở có giá trị R0 đã biết,
1 ampe kế có điện trở chưa biết,
2 điện trở cần đo: R1 và R2 , 
Một số dây dẫn có điện trở không đáng kể. 
Chú ý: Để không làm hỏng dụng cụ đo, không được mắc ampe kế song song với bất cứ điện trở nào.
Câu IV
	Để ngồi dưới hầm có thể quan sát được các vật trên mặt đất người ta dùng một kính tiềm vọng gồm hai gương phẳng G1 và G2 song song với nhau và nghiêng 45o so với phương nằm ngang như trên hình 1. Khoảng cách theo phương thẳng đứng IJ = 2 m. Một vật AB đặt thẳng đứng cách gương G1 một khoảng BI = 5 m.
Một người đặt mắt tại điểm M cách J một khoảng 20 cm trên phương nằm ngang nhìn vào gương G2. Xác định phương, chiều ảnh của vật AB mà người này nhìn thấy và khoảng cách từ ảnh đó đến M.
Trình bày cách vẽ và vẽ đường đi của một tia sáng từ điểm A của vật, phản xạ trên hai gương rồi đi đến mắt người quan sát.
Đ
M 
C
_
+
A 
B 
N 
Hình 2
Câu V
 	Cho mạch điện như trên hình 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu M và N có giá trị không đổi là 5 V. Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 3V-1,5 W. Biến trở con chạy AB có điện trở toàn phần là 3 Ω.
Xác định vị trí của con chạy C để đèn sáng bình thường.
Thay đèn bằng một vôn kế có điện trở RV. Hỏi khi dịch chuyển con chạy C từ A đến B thì số chỉ vôn kế tăng hay giảm? Giải thích tại sao.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docCLTH_2005.doc