Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông cấp THCS năm 2016 - Trường THCS Lê Quý Đôn

doc 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông cấp THCS năm 2016 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông cấp THCS năm 2016 - Trường THCS Lê Quý Đôn
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT 
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGCẤP THCS, NĂM 2016
Câu 1. (10.0 điểm)
Luật Giáo dục 2005 có quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền của người học? Những hành vi nào người học không được làm?
Trả lời :
	Luật Giáo dục 2005 có quy định về nhiệm vụ và quyền và những hành vi nào người học không được làm như sau:
	Điều 85. Nhiệm vụ của người học.
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
	Điều 86. Quyền của người học.
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;
3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;
4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
	Điều 88. Các hành vi người học không được làm
Người học không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.
Câu 2. (10.0 điểm)
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản nào của chế độ hôn nhân và gia đình? Điều kiện kết hôn? Quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
Trả lời :
	Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau:
a. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
b. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
c. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
d. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
đ. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
	Điều kiện kết hôn.
Luật HNGĐ 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19-6-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015. Luật này thay thế cho Luật HNGĐ số 22/2000/QH10 năm 2000. Luật HNGĐ năm 2014 có nhiều nội dung mới so với Luật HNGĐ năm 2000. Trong đó, về điều kiện kết hôn có sự thay đổi, cụ thể là về tuổi kết hôn.
Theo Luật HNGĐ 2000 quy định tuổi kết hôn: nữ từ 18 tuổi trở lên và nam từ 20 tuổi trở lên.
Theo đó, từ 18 tuổi được hiểu là qua sinh nhật lần thứ 17. Ví dụ: Hôm qua là sinh nhật lần thứ 17 của công dân nữ, thì hôm nay là từ 18 tuổi, nghĩa là đủ tuổi kết hôn. Quy định như vậy rất bất cập, bởi lẽ theo Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Mặt khác, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tư cách tham gia tố tụng dân sự.
Để khắc phục những điểm bất cập như đã nêu trên, Luật HNGĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn đối với nữ phải đủ 18 tuổi và đối với nam phải đủ 20 tuổi.
Như vậy, điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 được quy định như sau:
- Về tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Cấm những người có họ trong phạm vi 3 đời kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra, gồm: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba...
	Quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con cái có quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
– Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 3. (10.0 điểm)
a. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có những quy định gì đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp và xe thô sơ khác?
b. Tình huống:
Sau khi liên hoan và uống rượu say, anh H điều khiển xe máy về nhà mà quên không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, anh bị Cảnh sát giao thông giữ lại để kiểm tra giấy tờ và kiểm tra nồng độ cồn.
Hãy cho biết hành vi vi phạm của anh H có mức xử phạt như thế nào theo quy định.
	A .Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định.
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
	B. Tình huống
Uống rượu bia lái xe, phạt tới 4 triệu đồng
Tại điểm c, khoản 8, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.
Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tới 200 ngàn đồng
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi người Điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ ( tại điểm i, khoản 3, điều 6)
Hoặc chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật ( tại điểm k, khoản 3, điều 6).
Câu 4. (10.0 điểm)
Hãy cho biết: Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì mục tiêu của Bình đẳng giới là gì? Quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình? 
Trả lời :
	 Theo Điều 4 Luật bình đẳng giới quy định:
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
	Chương II Luật Bình Đẳng giới quy định 8 lĩnh vực chủ yếu như sau:
1- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11) 
2- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ( Điều 12) 
3- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ( Điều 13)
4- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ( Điều 14)
5- Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ( Điều 15)
6- Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao ( Điều 16)
7- Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế ( Điều 17)
8- Bình đẳng giới trong gia đình ( Điều 18)
Câu 5. ( 10.0 điểm )
Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Gia đình, nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống mua bán người? Để phòng, chống mua bán người có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Nạn nhân của vụ việc buôn bán người có những quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời :
	Dưới đây là những nhóm hành vi bị Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấp:
          1. Nhóm các hành vi mua bán người: được quy định tại Điều 119 và 120 của Bộ luật hình sự (BLHS) và các hành vi trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi buôn bán người. Nhóm này được xem là nhóm hành vi cốt lõi được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người.
Nhóm hành vi nêu trên có thể là hành vi phạm tội đơn lẻ hoặc phạm tội mang tính đồng phạm dưới dạng đơn giản hoặc có tổ chức, mang tính chuyên nghiệp xảy ra trong nước hoặc xuyên quốc gia hoặc cũng có thể là hành vi phạm một tội khác theo quy định của BLHS nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi mua bán người. Vì thế, những hành vi này được xem là những hành vi trong nhóm trọng tâm nhất mà Luật Phòng, chống mua bán người cần phải nghiêm cấm trước tiên.
          2. Nhóm các hành vi liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phòng, chống mua bán người. Nhóm hành vi này được quy định tai các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người. Đây là nhóm hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; trả thù, đe dọa trả thù người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;
          3.Nhóm các hành vi có liên quan đến nạn nhân: Nhóm này được quy định tại các khoản 6, 9, 10, 11 của Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người. Đây là những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân; trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân; tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc của người đại diện hợp pháp của nạn nhân; giả mạo là nạn nhân; ....
          Ngoài ra, Luật Phòng, chống mua bán người còn quy định những hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này cũng bị coi là hành vi bị cấm (khoản 12 Điều 3).
          Việc quy định những hành vi bị nghiêm cấm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để xử lý người vi phạm. Chính vì vậy mà những hành vi bị cấm được quy định trong Luật mang tính bao quát cao nhằm bảo đảm công tác phòng, chống mua bán người được thực hiện một cách thuận lợi, có hiệu quả và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.
          Bên cạnh việc quy định những hành vi bị cấm, Luật cũng quy định cụ thể về công tác phòng ngừa việc mua bán người, như: thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người; tư vấn về phòng ngừa mua bán người. Đây là biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, giúp họ giải quyết những tình huống cụ thể, trong đó tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm về mua bán người. Đây là biện pháp phòng ngừa tích cực nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng mua bán người; đó cũng chính là làm tốt công tác quản lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển.
	Việc tham gia phòng ngừa mua bán người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo đã được quy định cụ thể tại.
Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 .
Theo đó, việc tham gia phòng ngừa mua bán người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo được quy định như thế sau:
1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tham gia phòng ngừa mua bán người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
	Ngày 29/3/2011,Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống mua bán người số 66/2011/QH12trong đó tại Điều 4 của Luật đã quy định một số nguyên tắc cơ bản phòng, chống mua bán người với các nội dung sau:
Nguyên tắc thứ nhất là thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người: thực tiễn đấu tranh phòng, chống mua bán người cho thấy, việc phát hiện, truy bắt, xử lý kẻ mua bán người chỉ giải quyết được phần ngọn chứ chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề - nguyên nhân, điều kiện của tình trạng mua bán người. Vì vậy, cuộc đấu tranh này chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng ta làm tốt công tác phòng ngừa (cả phòng ngừa chung lẫn phòng ngừa riêng) với sự tham gia của toàn thể xã hội, từ những cá nhân, gia đình tới các cơ quan, tổ chức để góp phần giải quyết cơ bản căn nguyên của hoạt động mua bán người. Tuy nhiên, chỉ thực hiện tốt công tác phòng ngừa mà không quan tâm đúng mức tới công tác phát hiện, xử lý các hành vi mua bán người cũng như những hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người thì việc đấu tranh phòng, chống mua bán người cũng không có hiệu quả. Do đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và đấu tranh xử lý những hành vi mua bán người và những hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực này phải được xem là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ hai là giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân: nguyên tắc này được xuất phát từ những hậu quả mà hoạt động mua bán người để lại cho các nạn nhân. Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động mua bán người đã gây ra những đau khổ, dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ không chỉ cần chỗ ở tạm thời, cần sự giúp đỡ về tài chính, học nghề, tìm kiếm việc làm mà còn cần được từng cá nhân cũng như toàn xã hội tôn trọng họ, đảm bảo cho họ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp như mọi người dân khác mà không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào. Việc quy định những nội dung trên thành một nguyên tắc sẽ phần nào giúp nạn nhân giảm được những đau khổ về tinh thần và thể xác mà họ đã và đang phải gánh chịu.
Nguyên tắc thứ ba là Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người: để đấu tranh phòng, chống mua bán người một cách hiệu quả thì trước hết cần phải dựa vào ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình đối với chính bản thân mình cũng như đối với sự an toàn của cả cộng đồng xã hội. Vai trò thứ hai không kém phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống mua bán người đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, các cơ quan, tổ chức. Rõ ràng, hiệu quả của hoạt động phòng, chống mua bán người không chỉ phụ thuộc vào những nỗ lực của Nhà nước mà còn phụ thuộc đáng kể vào sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Do vậy, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức cũng như của cả cộng đồng xã hội tham gia phòng, chống mua bán người cần được xem là một nguyên tắc chủ đạo để đạt được hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ tư là mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người đều phải được ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác:đây là nguyên tắc nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Với những hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì việc điều tra, xử lý được tiến hành theo Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Với những hành vi vi phạm chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác như xử lý hành chính, xử lý kỷ luật... Đây được xem là nguyên tắc bao trùm, xuyên suốt trong quá trình đấu tranh phòng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ năm là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế: ngày nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, mua bán người đã trở thành một hoạt động mang tính có tổ chức xuyên quốc gia. Việc đấu tranh phòng, chống mua bán người chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống mua bán ngườilà hết sức quan trọng, cần được đặt ra như là một trong những nguyên tắc định hướng, chỉ đạo hoạt động phòng, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_tim_hieu_phap_luat_2016_chuan.doc