Chuyên đề Vận dụng kiến thức liên môn để phòng tránh tai nạn về điện khi dụng cụ điện bị chạm vỏ

doc 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 949Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng kiến thức liên môn để phòng tránh tai nạn về điện khi dụng cụ điện bị chạm vỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Vận dụng kiến thức liên môn để phòng tránh tai nạn về điện khi dụng cụ điện bị chạm vỏ
 - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An
	- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thủ Thừa
	- Trường THCS Bình An
	- Địa chỉ: Ấp Vàm Kinh, Bình An, Thủ Thừa , Long An
	- Điện thoại: 0723864149
	- Email: c2binhantt.longan@moet.edu.vn
	- Thông tin về nhóm thí sinh:
	1. Họ và tên: Dương Thị Hồng Gấm.	
 Ngày sinh: 21- 06-2000 Lớp: 91
	2. Họ và tên: Trần Thị Mai Chi. 	
 Ngày sinh: 27-09-2000 Lớp: 91
 TÊN TÌNH HUỐNG:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN VỀ ĐIỆN KHI DỤNG CỤ ĐIỆN BỊ CHẠM VỎ
1. Tình huống
 Năm học trước, bạn Trần Thị Mai Chi học cùng lớp với em kể lại: Một lần sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, bạn vô ý chạm tay vào nắp nồi cơm thế là bị điện giật. Bạn đã đem nồi cơm điện đó ra tiệm điện, thợ bảo nồi cơm điện bị chạm vỏ và sửa lại cho hết chạm. Năm học này trong giờ Vật lí em hiểu nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của hiện tượng chạm vỏ. Tuy hiện tượng chạm vỏ có thể xảy ra với bất kì dụng cụ điện nào trong gia đình và có thể làm chết người nhưng cách phòng tránh lại đơn giản và hiệu quả. Vận dụng sự hiểu biết về hiện tượng chạm vỏ khi học Vật lí và kĩ thuật nối dây khi học Công nghệ, em cùng bạn tiến hành nối đất cho các dụng cụ dùng điện trong gia đình. 
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
 Không để xảy ra sự cố chạm vỏ các đồ dùng điện trong gia đình gây tai nạn rồi mới khắc phục, biện pháp nối đất sẽ giúp phòng tránh tai nạn điện khi có chạm vỏ. Chúng em không chọn biện pháp nối trung hoà vì các đồ dùng điện sử dụng phích cắm, nếu vô ý đổi vị trí 2 chốt phích cắm khi cắm vào ổ điện thì sẽ rất nguy hiểm.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
 Để giải quyết tình huống này chúng em vận dụng kiến thức của hai môn học trong nhà trường:
- Môn Vật lí: Hiểu nguyên nhân gây sự cố chạm vỏ các đồ dùng điện và nguyên tắc của nối đất.
- Môn Công nghệ: Biết cách chọn dây dẫn, nối dây và chọn cọc tiếp đất. 
4. Giải pháp giải quyết tình huống
 - Chọn vị trí nối dây trên vỏ đồ dùng điện.
 - Đóng cọc tiếp đất.
 - Chọn dây dẫn.
 - Dùng dây dẫn nối vỏ các đồ dùng điện với đất.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
 a) Nguyên tắc vật lí
 Bình thường dòng điện đi trong dây dẫn, qua cuộn dây làm việc hoặc dây đốt trong dụng cụ điện, dòng điện không bị rò ra vỏ. Khi có sự cố cách điện không đảm bảo hoặc đầu dây dẫn bên trong dụng cụ điện chạm vào vỏ thì xảy ra sự hiện tượng chạm vỏ.
 Từ hệ thức định luật Ôm: ta thấy cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở của vật dẫn đó. Dụng cụ điện đặt cách điện với đất nên điện trở từ chổ chạm đến đất rất lớn, dòng điện xuống đất rất bé (xem như bằng không) do đó dụng cụ điện bị chạm vỏ vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp có người đứng tiếp đất chạm vào vỏ dụng cụ điện, điện trở thân người không lớn lắm nên cường độ dòng điện qua người lớn, có thể xảy ra tai nạn điện giật.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ta dùng 
dây dẫn nối vỏ dụng cụ điện với đất. Điện trở dây dẫn
rất bé so với điện trở thân người nên dòng điện tập trung
theo dây dẫn xuống đất không gây nguy hiểm cho người
 chạm phải.
 b) Kĩ thuật nối đất cho các đồ dùng điện
- Chọn dây dẫn tốt, tạo khuyên ở 1 đầu dây dẫn.
- Nối dây dẫn vào vỏ đồ dùng điện. Thông thường ta sử dụng một ốc vít trên vỏ đồ dùng điện để nối dây vào.
- Đóng cọc tiếp đất: Dùng thanh thép dài đóng sâu vào đất. Trường hợp mặt nền là bê-tông thì ta khoan tạo lỗ trước khi đóng cọc.
- Nối đầu dây dẫn còn lại với đầu cọc.
Một số hình ảnh minh hoạ:
 Đầu đĩa, Tivi đã được nối đất
 Nồi cơm điện đã được nối đất
 Tủ lạnh đã được nối đất
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
	Hiện nay, đồ dùng điện chúng ta đang dùng sử dụng phích cắm 2 chốt nên không có hệ thống dây nối trung hoà. Sử dụng một đồ dùng điện không được nối trung hoà sẽ tiềm ẩn một nguy cơ tai nạn điện. Biện pháp nối đất đơn giản, không tốn kém nhiều nhưng đảm bảo an toàn điện lâu dài cho người sử dụng. Trường hợp trong mạch điện có gắn áp-tô-mát chống giật thì việc nối đất sẽ giúp ta phát hiện ngay sự cố chạm vỏ để khắc phục kịp thời.
 Bình An, 1-12-2014
 HS thực hiện
 1. Dương Thị Hồng Gấm.	
	 2. Trần Thị Mai Chi. 
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỦ THỪA
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH AN	
 BÀI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
 GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
	 NĂM HỌC 2014-2015

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi VDKTLM cua lop 91.doc