Chuyên đề: Oxi – Không khí (buổi 4)

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Oxi – Không khí (buổi 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Oxi – Không khí (buổi 4)
	CHUYÊN ĐỀ: OXI – KHÔNG KHÍ (BUỔI 4)
Ngày 04/01/2017
Bài 36: Tính khối lượng oxi điều chế được khi nung nóng: 0,5 mol KClO3; 0,5 mol KNO3; 2,45 gam KClO3; 24,5 kg KNO3
Bài 37: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.
Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ.
Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%
Bài 38: Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế một lượng oxi đủ để đốt cháy hết:
a) Hỗn hợp gồm 0,5 mol CH4 và 0,25mol H2.	b) Hỗn hợp gồm 6,75 gam bột nhôm và 9,75 gam bột kẽm.
Bài 39: a) Tính toán để biết trong các chất sau chất nào giàu oxi hơn: KMnO4; KClO3; KNO3
b) So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân huỷ cùng số mol của mỗi chất nói trên.
c) Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu a và câu b.
Bài 40: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?
Bài 41: Điền vào chỗ trống
là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu/
.là PƯHH có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
.là PƯHH trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới
.là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
.là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
Đối với mỗi câu trên hãy đưa ra một PTHH để minh hoạ
Bài 42: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau: 
a) 3 lít khí CO2, 1 lít O2 và 6 lít khí N2
b) 4,4 gam khí CO2; 16 gam khí oxi và 4 gam khí hiđro
c) 3 mol khí CO2, 5 mol khí oxi và 2 mol khí CO
Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài 43: Một hỗn hợp khí gồm có 3,2 gam oxi và 8,8 gam khí cacbonic. Xác định khối lượng trung bình của một mol hỗn hợp trên.
Bài 44: Một hỗn hợp khí gồm có 0,1 mol O2 ; 0,25 mol N2 và 0,15 mol CO
Tìm khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp trên
Xác định tỉ khối của hỗn hợp trên đối với khí hiđro và với không khí.
Bài 45: Có 4 lọ được đậy kín nút bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các chất khí sau: oxi, nitơ, không khí, khí cacbonic. Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí nào ở trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học? viết PTHH (nếu có).
Bài 46: Có 4 lọ đựng một trong những chất lỏng sau: nước cất, cồn, nước đường, nước muối.
Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách để nhận biết chất lỏng nào đựng trong mỗi lọ. 
Bài 47 a) muốn cho một vật nào đó có thể bắt cháy và tiếp tục cháy ta phải làm thế nào?
b) Muốn dập tắt ngọn lửa đang cháy ta phải làm thế nào?
Bài 48: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 10 gam photpho và đốt. Hỏi photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Bài 49: Cho những phản ứng hoá học sau (chú ý cân bằng các phương trình hóa học này trước):
a) Al + O2 Al2O3	b) KNO3 KNO2 + O2	c) P + O2 P2O5
d) C2H2 + O2 CO2 + H2O	e) HgO Hg + O2
Cho biết phản ứng nào là:	a) Phản ứng oxi hóa	b) Phản ứng hoá hợp.
c) Phản ứng cháy.	c) Phản ứng phân huỷ	d) Phản ứng toả nhiệt.
Bài 50: Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy
1 kg khí butan (C4H10)

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong_4_P4.doc