Chuyên đề Những đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực và văn học lãng mạn trong phương thức sáng tác

docx 18 trang Người đăng dothuong Lượt xem 4538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Những đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực và văn học lãng mạn trong phương thức sáng tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Những đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực và văn học lãng mạn trong phương thức sáng tác
CHUYÊN ĐỀ:
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC HIỆN THỰC VÀ VĂN HỌC LÃNG MẠN TRONG PHƯƠNG THỨC SÁNG TÁC.
--- Tổ 3 ---
Lời dẫn: Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, ra đời để đáp ứng nhu cầu của của con người và cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp chuyền tải nội dung, nó thể hiện cái cách mà nhà văn cảm nhận cuộc sống và những điều mà nhà văn gửi gắm. Cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ, vì vậy cách cảm nhận của mỗi nhà văn nhà thơ không phải lúc nào cũng giống nhau. Cùng một bức tranh đời sống, mỗi nhà văn sẽ có những cách cảm nhận riêng, cách khai thác và kiến giải riêng của mình về bức tranh ấy. Từ đó tạo nên những phong cách riêng cho mình.
	Cùng với sự vận động của xã hội, cách cảm của mỗi nhà văn cũng ngày một khác đi. Để hợp theo xu hướng của thời đại, họ sẽ cố gắng tìm ra những phương thức sáng tác mới riêng cho mình. Những nguyên tắc, cách thức... sáng tác cũng vì thế ngày một chặt chẽ hơn, mới mẻ hơn. Các trào lưu cũng từ đó mà xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học, mà nổi bật lên là trào lưu văn học hiện thực và văn học lãng mạn.
	Sau đây tổ em xin được tìm hiểu về sự khác nhau về phương thức sáng tác của hai trào lưu văn học này.
	Phần trình bày của tổ em được chia làm 4 phần trọng tâm:
-Khái quát chung
-Sự khác nhau về phương thức sáng tác giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn
-Một số tác phẩm tiêu biểu cho thấy sự khác nhau ấy của 2 trào lưu văn học.
-Tổng kết, đánh giá
Sau đây, xin mời thầy cô và các bạn đến với phần đầu tiên:
I-KHÁI QUÁT CHUNG:
1.TRÀO LƯU VĂN HỌC: Trào lưu văn học là một khái niệm dùng để chỉ một tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thựcdiễn ra nổi lên trong một thời điểm nhất định của lịch sử rồi lại “rút đi”.
2. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN: 
-Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác mang một nội dung lịch sử- xã hội cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau cách mạng tư sản Pháp 1789. Chủ nghĩa lãng mạng chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực, nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ qua lại khá phức tạp . Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như:" phương thức lãng mạn ", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn", ...
-Chủ nghĩa lãng mạn được hình thành dựa trên cơ sở xã hội rơi vào tình trạng bấp bênh, đời sống của con người không còn được đảm bảo. Họ không còn tìm thấy một sự thoả mãn nào ở hiện thực. Cuộc khủng hoảng niềm tin và lí tưởng ngày càng lan rộng ra trong đại đa số dân chúng. Cùng với đó là sự vận động nội hàm trong bản thân đời sống văn học, yêu cầu các nhà văn phải không ngừng sáng tạo. Những yếu tố ấy đã làm cho mâu thuẫn giữa những nhà văn và hiện thực cuộc sống ngày càng lớn, các nhà văn đã chọn cách quay lưng lại với thực tại, tìm kiếm những cái đẹp trong đời sống tinh thần, trào lưu văn học lãng mạn ra đời từ đó.
-Các nguyên lí của chủ nghĩa lãng mạn:
	+ Đề cao mộng tưởng: Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến với một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ chán ghét, vẽ ra một cuộc sống nhằm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là một thế giới mộng tưởng.
	+Đề cao tình cảm: Chủ nghĩa lãng mạn còn được coi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sung lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ nghĩa lãng mạn, tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm con người.
	+Đề cao sự tự do: Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc. Ở chủ nghĩa lãng mạn, người nghệ sĩ được trả lại tất cả quyền tự do để học thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt, nên nó đã tự cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối.
-Một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu: 
+Thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương.
+Văn xuôi: Khải Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
3. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC: 
-Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho cấp chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.
-Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh mẽ trên cơ sở mâu thuẫn xã hội gay gắt, hiện thực cuộc sống bày ra trước mắt nhà văn biết bao ngang trái, ngổn ngang. Cùng với đó là sự tiếp xúc với các nền văn học tiến bộ khác, các nhà văn muốn vận dụng tinh thần và phương pháp sáng tác văn chương, vì vậy mà có sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực.
 	-Những nguyên lí của chủ nghĩa hiện thực:
+Nguyên lí 1: Coi hiện thực tiếp là đối tượng phản ánh của nghệ thuật: VHHT chủ chương phản ảnh bản chất và quy luật khách quan của đời sống xã hội àYêu cầu mỗi Nhà văn hiện thực xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan, cụ thể, không tô vẽ, không né tránh các hiện tượng xấu xa đen tối, thậm chí còn lấy việc bóc trần cái thứ mặt nạ giả dối làm nhiệm vụ nghệ thuật chủ yếu của mình.
+Nguyên lí 2: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hiền và hoàn cảnh điển hình. Đó là yêu cầu cao nhất của văn học hiện thực.
+Nguyên lí 3: Coi trọng cái tính chất hiện thực trong từng chi tiết, từng sự vật, sự việc diễn ra.
 	 -Những tác giả tiêu biểu:
+Thời kì 1930-1935: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang.
+Thời kì 1936-1939: Nguyên Hồng, Bùi Đình Lạp, Bùi Huy Phồng
+Thời kì 1940-1945: Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân 
4. RANH GIỚI NHÒE GIỮA VĂN HỌC LÃNG MẠN VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC:
- Trong văn học, “lãng mạn” và “hiện thực” là hai khái niệm thường được cho là có ý nghĩa trái ngược nhau và thường được gắn liền với nhau trong quan hệ đối kháng, thậm chí đôi khi xung đột gay gắt. Tuy nhiên, thực tiễn văn học cho thấy giữa chúng có sự giao thoa và không hề biệt lập, trái lại, chúng thường tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.
 Vì vậy, khi đi vào tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, người tiếp nhận phải soi rọi tác phẩm bằng nhiều thứ ánh sáng khác nhau để nhận thức sâu sắc về hai khuynh hướng trên, bởi sự nhận định cứng nhắc thường đem lại những kết quả nhận thức đơn điệu, nghèo nàn và phiến diện.
II- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC:
1. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC:
- Phương pháp sáng tác (phương pháp nghệ thuật) là một phạm trù được hình thành từ những năm 20 của thế kỉ XX trong nghiên cứu văn học và nghệ thuật học ở liên bang Xô Viết; sau đó được thông dụng và trở thành một trong những phạm trù của mỹ học chính thống tại các nước thuộc khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa và đã được luận chứng nhiều lần.
- Theo từ điển Tiếng Việt, phương thức là phương pháp và cách thức. Phản ánh là thuật ngữ thuộc về phạm trù của ý thức con người: phản ánh thế giới, phản ánh cuộc sống... Vậy phương thức phản ánh là cách thức, phương pháp tái hiện, phản ánh đời sống vào trong văn học. Nó chính là khái niệm phương pháp sáng tác.
- Ở văn học hiện thực và văn học lãng mạn có sự khac nhau về phương thức sáng tác.
2. VĂN HỌC LÃNG MẠN:
2.1:Đề tài, cảm hứng: 
Coi lí tưởng của con người làm đối tượng thể hiện. Nhà văn lãng mạn thường hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ. Thay vì phản ánh cuộc sống như con người có thật thì phản ánh cuộc sống con người muốn có. Chủ nghĩa văn học lãng mạn thoát li khỏi đời sống thực tại, tìm đến một thế giới khác mà con người có thể quên đi thực tại mà họ chán ghét. Người nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình đứng lên trên hoàn cảnh, và mọi vấn đề của con người như về tình yêu, lẽ ghét thương... đều là đối tượng của chủ nghĩa văn học lãng mạn.
2.2:Hình tượng nhân vật: 
 Chủ nghĩa lãng mạn xây dựng những tính cách phi thường trong những hoàn cảnh phi thường, tính cách không tồn tại trong những hoàn cảnh không tồn tại. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm thường; khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Hình tượng nhân vật của văn học lãng mạng là những con người lí tưởng, có nhân cách cao thượng. Nhân vật lãng mạn chính là cái tôi cá nhân tràn đầy cảm xúc. Cái tôi được các nhà lãng mạn phân tích ở khía cạnh đặc thù, độc đáo với niềm kiêu hãnh riêng trong khi khẳng định những quyền hạn cá nhân cao cả.
2.3: Nghệ thuật phản ánh:
 Tưởng tượng mãnh liệt là một điểm cần lưu ý khi tìm hiểu tác phẩm lãng mạn. Khi thể hiện tư tưởng, các nhà văn lãng mạn thường bỏ qua khắc họa hiện thực, bởi vậy tính hiện thực thì ít mà tính ước lệ rất nhiều. Văn học lãng mạn cũng thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc. 
3. VĂN HỌC HIỆN THỰC:
3.1: Đề tài, cảm hứng: 
Coi hiện thực là đối tượng phản ánh của nghệ thuật, văn học hiện thực chủ trương phản ánh bản chất và quy luật khách quan của đời sống. Nhà văn hiện thực xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan, không tô vẽ, không né tránh các hiện tượng xấu xa đen tối, thậm chí còn lấy việc bóc trần cái bộ mặt giả dối, xấu xa đen tối làm nhiệm vụ nghệ thuật chủ yếu của mình.
3.2: Hình tượng Nhân vật: 
Hình tượng nhân vật trong văn học hiện thực là những nhân vật “điển hình” với những tính cách “điển hình” trong hoàn cảnh “điển hình”.
+Tính cách điển hình: Là những tính cách có cá tính sắc nét khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống.
+Hoàn cảnh điển hình: là hoàn cảnh tiêu biểu cho một cho một xã hội có tác dụng giải thích sự hình thành tính cách và số phận của nhân vật.
3.3: Nghệ thuật phản ánh:
Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng chủ quan cho đời sống, không biến nhân vật thành cái hoa cho tư tưởng của mình, mà biến cái hiện tượng và quá trình hiện thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình à Nhà văn hiện thực coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc mô tả con người và cuộc sốngàđể chúng tự nói lên tiếng nói của mình.
III- MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:
Văn học lãng mạn:
VỘI VÀNG
	_Xuân Diệu_
Nói đến văn học lãng mạn Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diệu bởi những đóng góp to lớn của ông trong khuynh hướng lãng mạn. Ông được mệnh danh là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác ,những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thể hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả.
1. Đề tài, cảm hứng: 
Ở Vội vàng ông đã nhận ra một thiên đường ngay trên mặt đất, nhà thơ yêu cuộc sống trần thế xung quanh và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống và biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.
“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Đây là một quan niệm sống rất mới, mang ý nghĩa tích cực, có giá trị nhân văn sâu sắc và chủ nghĩa lãng mạn chính là khởi nguồn của tư tưởng mới mẻ ấy!
2. Hình tượng nghệ thuật:
Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện đại lúc bấy giờ, qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống .
Khi đọc những câu thơ của bài thơ Vội vàng ta bất giác nghĩ tới tuổi trẻ, niềm ham sống nhiệt thành của tuổi trẻ không bao giờ được đốt cháy như bây giờ. Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, khá đậm nét cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Qua vội vàng chúng ta cũng thấy được một cái tôi mạnh mẽ, cuồng nhiệt ưu ái cho xuân thì, và cũng là quan niệm sống mới mẻ và táo bạo. Vội vàng để màu đừng nhạt mất, để hương đừng bay đi, bởi tháng giêng ngon như một cặp môi gần và vội vàng vì thời gian không chờ đợi một ai “ xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” và “ xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Một lối sống tích cực được tác giả gửi gắm qua bài thơ với nhịp thơ nhịp nhàng nhưng nối tiếp nhau, đã tạo đà cho bài thơ thêm khởi sắc và đẹp đẽ. Xuân đấy, thức quý mà đất trời ban cho đấy, đâu còn nhiều thời gian mà con người ta có thể hưởng hết. Vậy nên nếu không mau chóng ôm trọn nó thì quả thật là đáng tiếc. Tôi muốn ôm tất cả vào lòng nhưng có phải muốn là được bởi vì
“ lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chật
Không cho dài ngày tháng của nhân gian”
Đấy, những khát khao cháy bỏng ấy, với phép đối rất chỉnh càng tạo ra khí thế dồn dập hối thúc moi người hãy nhanh nữa lên nếu không còn đâu thức trời đẹp mà chiêm ngưỡng mà hưởng thụ. Lòng thiết tha yêu cuộc sống đã đưa tác giả đi đến một quyết Ham sống, khát sống, Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Xuân Diệu đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây trôi qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình. Cảnh vật thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ..Chính vì thế cho nên:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn biết mây	 đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu một cái hôn nhiều”
Được nhắc tới trong khổ thơ là hình ảnh thơ tươi mới, sức sống. Và có lẽ tình yêu cuộc sống của nhà thơ tăng dần theo từng từ muốn ôm đến riết là đã ghì chặt hơn. Những động từ mạnh được khai thác một cách triệt để. Và đã say – sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thỏa lòng – còn muốn thâu nghĩa là muốn thu hết tất cả để có sự hòa nhập một. Cường độ của sự mong muốn khát khao dần tăng lên và câu thơ cuối chính là một sự cuồng nhiệt nhất.
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người”.
Không phải xuân xanh, không phải xuân chín, mà là xuân hồng. Màu hồng gợi cho ta màu của sự chín vừa đủ và non vừa tới.màu hồng màu của muôn hoa cỏ sắc trời màu của hạnh phúc và tình yêu lứa đôi. Hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu đời cuồng nhiệt khiến nhà thơ phải hối hả, vội vàng đến với cuộc sống. Động từ cắn cũng trở nên táo bạo hơn bao giờ hết, không chỉ là chạm là nhìn mà phải “cắn” để cảm nhận được sự non tơ ngon lành mà cuộc sống ban tặng.
Bài thơ Vội vàng mang đến quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đó chưa từng có .Ở Vội vàng, tác giả chỉ đề cập đến lối sống thiên về hưởng thụ chạy theo thời gian. Ông kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng, hãy tranh thủ thời gian, tuổi trẻ để sống đủ đầy nhất. Nhưng ông đã quên đi nghĩa vụ kêu mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Dẫu sao đây vẫn là một quan niệm tích cực, hối thúc mọi người không nên phí hoài tuổi trẻ và sự non tơ của cuộc sống ban tặng.
3. Nghệ thuật thể hiện:
Đọc thơ Xuân Diệu, người đọc không chỉ cảm nhận cái hay về nội dung mà còn thấm thía được cái đẹp về nghệ thuật, những đặc sắc về sử dụng hình ảnh, ngôn từ ẩn đằng sau mỗi câu thơ.
Mở đầu bài thơ với thể thơ ngũ ngôn, nhịp thơ 2/3 ngắn, âm hưởng da diết thể hiện cảm xúc mãnh liệt và phản ánh ý tưởng táo bạo đến dị thường của thi nhân là muốn đoạt quyền tạo hóa. Điệp từ “Tôi” muốn đặt ở vị trí đầu câu có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh “cái tôi” của thi sĩ – một điều khá mới trong thơ ca đương thời. 
Xuân Diệu cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và cũng là tình tự với thiên nhiên. Xung quanh nhà thơ, cảnh vật tưng bừng, rạo rực sức sống khiến không ai có thể thờ ơ:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Và đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa”.
Tình và cảnh của đoạn thơ này được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh chọn lọc, tinh tế. Nhạc điệu rộn ràng giống như tiếng reo vui hồn nhiên, mừng rỡ của đứa trẻ thơ ngây lạc vào khu vườn mùa xuân đầy hương sắc, tưng bừng bản nhạc đủ mọi thanh âm. Đối với Xuân Diệu thì mỗi ngày là một niềm vui mới và cuộc đời là một chuỗi vui vô tận: Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa.
 	Xuân Diệu đồng nhất mùa xuân với tuổi trẻ, tình yêu và cảm thấy đời người quá ngắn ngủi trước thời gian, không gian vĩnh cửu. Cho nên thi sĩ ngậm ngùi, tiếc nuối:
 “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
Nhịp thơ ở đoạn này chậm hẳn: 1 / 2 /1/2/2 ; 1 / 2 / 2/1/2, chất chứa suy nghĩ và cảm xúc khắc khoải lắng sâu.
Câu thơ đầy tiếc nuối và tuyệt vọng đã khép lại phần lí giải cho lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu và mở ra phần biểu hiện bằng hành động:
 	“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.
Sự kết hợp tài tình giữa hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu khiến đoạn thơ này đã đặc tả được tình yêu cuộc sống mãnh liệt của thi sĩ. Cảm hứng thơ giống như những đợt sóng đại dương mỗi lúc mỗi dâng cao. Điệp ngữ Ta muốn khẳng định khát khao cháy bỏng muốn ôm trọn cả vũ trụ trong vòng tay âu yếm muôn đời. Mỗi lần điệp ngữ Ta muốn xuất hiện là lại đi kèm với một động thái yêu đương mạnh mẽ, đắm say: ôm, riết, say, thâu và cắn. (ôm cả sự sống, riết mây đưa và gió lượn, say cánh bướm với tình yêu, thâu trong một cái hôn nhiều).
Phải nói rằng cách thể hiện tâm trạng của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng là rất mới, rất lạ, rất “Xuân Diệu”, xưa nay chưa từng có. Cách dùng từ ngữ và hình ảnh thật táo bạo; nhịp điệu thơ thay đổi linh hoạt, phù hợp với việc diễn đạt cảm xúc trong từng đoạn. Chỉ có như thế tác giả mới bày tỏ được mức độ nồng nàn, say đắm của tình yêu thương cuộc đời, yêu thương con người.
	 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
	_Nguyễn Tuân_
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. 
1. Đề tài, cảm hứng:
Nguyễn Tuân trước Cách mạng là một nhà văn duy mỹ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Nhưng nhân vật hiện lên trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa, hoạt động trong

Tài liệu đính kèm:

  • docxNHUNG_DAC_TRUNG_CO_BAN_CUA_VAN_HOC_HIEN_THUC_VA_VAN_HOC_LANG_MAN.docx