Chuyên đề 1: Hợp chúng quốc Hoa Kì tự nhiên và dân cư

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3801Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1: Hợp chúng quốc Hoa Kì tự nhiên và dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: Hợp chúng quốc Hoa Kì tự nhiên và dân cư
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỊA LÝ 11
CHUYÊN ĐỀ HOA KÌ,
LIÊN MINH CHÂU ÂU,LIÊN BANG NGA
Biên soạn: Ngô Minh Quân
Chuyên đề 1: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ:
- Gồm 3 bộ phận: Phần rộng lớn ở TT Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. 
- Phần trung tâm:+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, 
Đ - T:khoảng 4500 km, B - N: khoảng 2500 km.
+ Tự nhiên thay đổi từ B xuống Nam, từ ven biển vào nội địa. Hình dạng lãnh thổ cân đối, thuận lợi cho phân bố SX và pt giao thông.
2. Vị trí địa lí:
a. Đặc điểm:
- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dài từ 250 B- 44o B.
- Nằm giữa 2 đại dương lớn: ĐTâyDương và TBình Dương.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La Tinh.
b. Thuận lợi:
- Phát triển nền nông nghiệp giàu có.
- Tránh được hai cuộc Đại chiến thế giới, lại được thu lợi.
- Tlợi cho giao lưu ktế, mở rộng thị trường, phát triển ktế biển.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
II. Điều kiện tự nhiên
1. Sự phân hóa lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ:
a. Vùng phía Tây:
- Gồm các dãy núi cao chạy song song theo hướng Bắc-Nam bao bọc các cao nguyên và bồn địa.
- Khí hậu: Khô hạn, phân hóa phức tạp.
- Một số đồng bằng nhỏ, màu mỡ ven Thái Bình Dương.
- Tài nguyên: Giàu khoáng sản kim loại màu, kim loại hiếm, tài nguyên rừng, than đá, thủy năng.
b. Vùng phía Đông:
- Gồm dãy núi già A-pa-lat, với nhiều thung lũng cắt ngang, các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa ở phía Bắc, Cận nhiệt đới ở phía Nam.
- Tài nguyên: Quặng sắt, than đá trử lượng lớn. Tiềm năng thủy điện lớn.
c. Vùng trung tâm:
- Phần phía tây và phía bắc là đồi thấp và đồng cỏ rộng lớn; phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu: Phân hóa da dạng: ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới.
- Tài nguyên: Than đá, quặng sắt, dầu khí trử lượng lớn.
2. Bán đảo A-la-xca và quần đảo H-oai:
- A-la-xca: Chủ yếu là đồi núi, giàu dầu khí.
- Ha-oai: Tiềm năng lớn về hải sản và du lịch.
III. Dân cư
1. Đặc điẻm dân số:
 Đặc điểm dân số
Ảnh hưởng
Dsố tăng nhanh, đặc biệt trong TK XIX do hiện tượng nhập cư. Hnay số dân đông thứ 3 tgiới.
- Ccấp nguồn lđộng ddào, kĩ thuật cao.
- HKì không tốn chi phí đầu tư đào tạo.
Dân số có xu hướng già hóa: Tuổi thọ TB tăng, tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm, nhóm trên 65 tuổi tăng.
- Tỉ lệ lđộng lớn, dsố ổn định.
- Tăng chi phí phúc lợi xhội, nguy cơ thiếu lđộng bsung.
Tphần DC đa dạng, phức tạp: Gốc Âu 83%; Phi >10%; Á và Mĩ La Tinh 6%; bản địa 1%
- Tạo nên nền vhóa pphú, thuận lợi cho ptriển du lịch, tính năng động của dân cư.
- Việc quản lí xhội gặp rất nhiều khó khăn.
2. Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung ven ĐTây Dg, TBình Dg, đặc biệt là vùng ĐBắc.
+ Vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư thưa thớt.
+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố vừa và nhỏ.
- Xu hướng: di chuyển từ ĐBắc đến phía Nam và ven bờ TBình Dg.
- Nguyên nhân: do tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là khí hậu, khoáng sản; lịch sử khai thác lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế.
KINH TẾ
I. Nền kinh tế mạnh nhất thế giới
1. Biểu hiện:Quy mô GDP lớn nhất thế giới-chiếm 28,5%(2004), lớn hơn GDP của châu Á, gấp 15 lần GDP của châu Phi.
2. Nguyên nhân:
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, nguồn nước, thủy sản) đa dạng, trữ lượng lớn, dễ khai thác.
- Lao động dồi dào, Hoa Kì không tốn chi phí nuôi dưỡng, đào tạo.
- Trong 2 cuộc Đại chiến tgiới lãnh thổ không bị tàn phá, lại thu lợi.
II. Các ngành kinh tế
1. Đặc điểm của các ngành kinh tế
a. Dịch vụ:
- Tạo ra giá trị lớn nhất trong GDP (79,4%).
- Dịch vụ đa dạng, phát triển hàng đầu thế giới, nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính, thông tin liên lạc, du lịch.
- Phạm vi hoạt động, thu lợi trên toàn thế giới.
b. Công nghiệp:
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu, nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới.
- Gồm: chế biến, điện lực, khai khoáng; trong đó công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất.
- Cơ cấu:
+ Cơ cấu ngành: tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại, giảm các ngành công nghiệp truyền thống.
+ Cơ cấu lãnh thổ:
* Đông Bắc: giảm dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp.
* Phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp.
c. Nông nghiệp:
- Nền nông nghiệp tiên tiến phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông sản lớn nhất thế giới.
- Hình thức tổ chức SX: trang trại, vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Cơ cấu:
+ Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
+ Cơ cấu lãnh thổ: Sản xuất nông nghiệp có sự phân hóa lớn giữa các vùng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngành
Năm 1960
Năm 2003
Dịch vụ
62,1
76,5
Công nghiệp
33,9
22,3
Nông nghiệp
4,0
1,2
àTỉ trọng giá trị sản lượng của công nghiệp và nông nghiệp giảm, tỉ trọng giá trị sản lượng của dịch vụ tăng
THỰC HÀNH: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SX CỦA HOA KÌ
I. Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp Hoa Kì
Nguyên nhân:
- Chịu tác động của các nhân tố: địa hình, đất đai, nguồn nước, khí hậu, thị trường tiêu thụ
- Tuỳ theo từng khu vực mà có một số nhân tố đóng vai trò chính.
II. Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì
Nguyên nhân:Chịu tác động đồng thời của các yếu tố:
- Lịch sử khai thác lãnh thổ. - Vị trí địa lí của vùng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản. - Dân cư và nguồn lao động.
- Mối quan hệ với thị trường thế giới
Chuyên đề 2:LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
EU- LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển của EU
a. Sự ra đời:
- Với mong muốn duy trì hoà bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất.
- Ra đời năm 1957 với 6 thành viên: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua trên cơ sở 3 tổ chức Cộng đồng than thép châu Âu, Cộng đồng KT châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
b. Sự phát triển:
- Số lượng thành viên tăng liên tục, đến 2007 có 27 thành viên.
- EU mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí.
- Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.
2. Mục đích và thể chế
a. Mục đích:Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện.
b. Thể chế:
- Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế, chính trịdo các cơ quan đầu não của EU đề ra.
- Các cơ quan đầu não của châu Âu:
+ Nghị viện châu Âu. + Hội đồng châu Âu (Hội đồng EU).
+ Toà án châu Âu. + Hội đồng bộ trưởng EU.
+ Uỷ ban liên minh châu Âu.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tê thế giới
1. EU- một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới.
- EU đứng đầu thế giới về GDP (2004: EU 12690,5 tỉ USD).
- Dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm 31% tổng GDP của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004).
2. EU- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- EU đứng đầu thế giới về thương mại, chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới (2004).
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều dứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản.
- Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
EU- HỢP TÁC, LKẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung châu Âu
1. Tự do lưu chuyển
EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 1/1/1993
* Bốn mặt tự do lưu thông là:
Tự do di chuyển, dịch vụ, hàng hóa,tiền vốn.
* Ý nghĩa của tự do lưu thông:
- Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khã năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Euro(ơrô) - Đồng tiền chung của EU
- Từ tháng 11-1999, nhiều nước EU sử dụng đồng Ơrô như là đồng tiền chung của EU.
- Từ năm 2002, phần lớn các nước EU đã sử dụng Ơrô là đồng tiền chung thay thế cho các đồng tiền quốc gia.
àNâng cao sự cạnh tranh thị trường châu Âu,, xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, thuận lợi chuyển giao vốn trong EU, đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay E-bớt
- Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).
- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ
 Vchuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang Châu Âu và ngược lại.
III. Liên kết vùng ở châu Âu (EUROREGION)
1. Khái niệm Euroregion:
 Là liên kết vùng ở châu Âu chỉ một khu vực biên giới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau đã được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
2. Liên kết vùng Masơ-Rai nơ
- Vị trí: khu vực biên giới 3 nước Hà Lan,Đức, Bỉ.
- Lợi ích: 
+Khoảng 30.000 người/ ngày đi sang các nước láng giềng làm việc.
+Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung.
+Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. 
THỰC HÀNH: VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KT TGIỚI
I. Tìm hiểu ý nghĩa việc hình thành một EU thống nhất
* Thuận lợi:
- Tăng cường tự do lưu thông: người, hàng hóa, yiền tệ và dịch vụ.
- Thúc đẩy và tcường qtrình nhất thể hóa EU về các mặt KT, XH.
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh KT của toàn khối EU.
- Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rũi ro do chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơ giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
* Khó khăn:
 Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xẩy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
II. Tìm hiểu vai trò của EU trong nề kinh tế thế giới
1. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính giống nhau.
- Có tên biểu đồ và bảng chú giải.
2. Nhận xét:
- EU chỉ chiếm 2.2% diện tích lục địa tren Trái Đất và 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm tới:
+ 31% GDP của toàn thế giới (2004). + 26% sản lượng ô tô thế giới.
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới. + 19,9% mức tiêu thụ NL của toànTG.
- Có GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản.
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thé giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
- Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
Chuyên đề 3. LIÊN BANG NGA
TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích: 17,1 triệu Km2, lớn nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á, giáp với nhiều quốc gia.
- Thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
→ Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
II. Điều kiện tự nhiên
Miền Tây
Miền Đông
1. Địa hình:Đồng bằng
2. Sông ngòi:Kama,Ôbi, Ênitxây.
3. Đất:Màu mỡ ² Tlợi ptriển NN.
4. Rừng:Rừng Tai ga.
5. khoáng sản:Dầu khí. 
6. Khí hậu:Ôn đới, ôn hòa hơn phía Đông.
* Hạn chế: Đầm lầy
1.Núi, cao nguyên
2.Sông Nêna
3.Đất Pốt dôn, không tlợi ptriển NN.
4.Rừng Tai ga là chủ yếu, dtích rộng lớn.
5.Than, dầu mỏ, vàng, kim, cương, sắt, kẽm.
6.Ôn đới lục địa, khắc nghiệt. 
Núi cao
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 trên thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên âm (-0,7%), nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động.
- Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 70%.
- Là quốc gia có nhiều dân tộc, 80% người Nga.
2. Xã hội
- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao, 99% dân số biết chữ.
² Thuận lợi cho Liên Bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
KINH TẾ
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết
- Liên Xô từng là siêu cường quốc kinh tế.
- Liên Bang Nga đóng vai trò chính, trụ cột trong việc tạo dựng nền kinh tế của Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
- Năm 1991 Liên Xô tan rã, cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời (SNG).
- Liên Bang Nga nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng: Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng các ngành giảm, nợ nước ngoài nhiều, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
* Nguyên nhân: Do cơ chế sản xuất cũ, đường lối kinh tế thiếu năng động không đáp ứng nhu cầu thi trường, tiêu hao vốn lớn, sản xuất kém hiệu quả.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a. Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao.
- Coi trọng hợp tác với Châu Á trong đó có Việt Nam.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định. - Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. - Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
- Vị thế của Liên Bang Nga càng nâng cao trên trường quốc tế.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng:
+ CN truyền thống: Khai thác khoáng sản, năng lượng, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất bột giấy.
+ CN hiện đại: điện tử-tin học, hàng không, vũ trụ, quân sự
- Tình hình phát triển:
+ Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp tăng.
+ CN dầu khí là ngành mũi nhọn, đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Là cường quốc về CNvũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng.
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, dọc các tuyến giao thông quan trọng.
2. Nông nghiệp
- Điều kiện thuận lợi: quỹ đất NNlớn, khí hậu ôn đới và cận nhiệt.
- Nông sản: lúa mì, củ cải đường, cây ăn quả, bò, lợn, cừu
- Sản lượng nhìn chung tăng.
- Phân bố: chủ yếu ở ĐB Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia.
3. Dịch vụ
- Giao thông phát triển đủ loại hình, đang được nâng cấp.
- Kinh tế đối ngoại: Rất quan trọng.
+ Giá trị xuất khẩu tăng, là nước xuất siêu.
+ Hơn 60 % hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng.
- Có tiềm năng du lịch lớn.
- Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh.
- Các trung tâm dịch vụ lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua
III. Một số vùng kinh tế quan trọng
1. Vùng trung ương:
- Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm. - Thủ đô Mát-xcơ-va.
2. Vùng trung tâm đất đen: Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là CN,phục vụ NN.
3. Vùng U-ran:
- Giàu tài nguyên. - Công nghiệp phát triển. - Nông nghiệp còn hạn chế.
4. Vùng Viễn Đông:
- Giàu tài nguyên. - Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
- Là vùng KT phát triển để hội nhập khu vực châu Á-TBình Dương.
IV. Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh mới
- Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng, hợp tác toàn diện. Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên Bang Nga.
- Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 3,3 tỉ đô la
TH: SỰ THAY ĐỔI KT VÀ PHÂN BỐ NN CỦA LBNGA
1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LBN qua các năm
-Với bài này chúng ta có nên vẽ biểu đồ gì? Có cần xử lí số liệu không? Với yêu cầu nào thì cần xử lí số liệu?
- Có thể vẽ biểu đồ hình cột hoặc đường. 
- Những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột, đường?
b. Nhận xét: 
- Từ sau năm 2000, GDP của LBN tăng nhanh.
- Nguyên nhân: do thực hiện chiến lược kinh tế mới đúng đắn.
2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga
 LUYỆN TẬP KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG ĐỊA LÝ
I. Khái quát:Các bài thực hành kĩ năng địa lí trong các đề thi thường tập trung ở các dạng sau đây:
- Vẽ biểu đồ:hình cột, hình tròn, đường biểu diễn, kết hợp,miền.
- Phân tích bảng số liệu thống kê.
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ: Là một hình vẽ cho phép mô tả động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể 
- Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng.
Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài tìm hiểu mục đích, yêu cầu định thể hiện trên biểu đồ. Sau đó, căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
- Lưu ý: Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, củng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
+ Khoa học (chính xác).
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).
+ Thẩm mĩ (đẹp).
- Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên bản đồ. Cần chú ý là trong khi làm bài, học sinh không được sử dụng bút màu để tô lên biểu đồ vì như vậy bị coi là đánh dấu bài. Các kí hiệu trong làm bài thi thường được biểu thị bằng các cách:
+ Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo)
+ Dùng các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân, chia)
2. Phân tích bảng số liệu thống kê
- Phân tích bảng số liệu thống kê: Là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết và giải thích nguyên nhân.
- Khi phân tích bảng số liệu thống kê cần chú ý:
+ Đọc kĩ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
+ Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.
+ Không được bỏ sót các dữ liệu. Nếu bỏ sót các số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc có những sai sót.
+ Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể), sau đó phân tích các số liệu thành phần.
+ Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm).
+ Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ dàng so sánh, phân tích, tổng hợp.
+ Tìm mối liên hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc.
- Việc phân tích bảng số liệu thống kê thường gồm hai phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
+ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó. Thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích.
II. Dựa vào đâu để chọn biểu đồ hợp lí
- Dựa vào mục đích, yêu cầu của đề bài. - Dựa vào kinh nghiệm làm bài.
THAM KHẢO HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
PHẦN I: NBIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ
Cơ cấu, tỉ lệ %
trong tổng số
1-2 mốc năm (nhiều thànphần) 
Biểu đồ Tròn 
3 mốc năm trở lên (ít thành phần)
Biểu đồ Miền 
 à Biểu đồ Tròn : Mô tả cơ cấu các thphần trong một tổng thể
 à Biểu đồ miền : Vừa Mô tả cơ cấu các thphần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái PT của hiện tượng.
Tình hình phát triển 
Biểu đồ Đường
Biểu đồ Cột
Tốc độ tăng trưởng 
à Mô tả động thái PT của hiện tượng. à SS mối tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng
PHẦN II: NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Cơ cấu
So sánh từng thành phần ở mỗi mốc thời gian tăng hay giảm, thành phần này hơn hay kém thành phần kia bao nhiêu lần ở mỗi giai đoạn.
Tỉ lệ % trong tổng 
So sánh 2 thphần 
- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực, không được dùng viết đỏ, viết chì.
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
- Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ.
PHẦN III: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
I. Biểu đồ TRÒN:Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Tròn hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần).    
 - Đề bài cho số liệu tuyệt đối, (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối (%).              
 - Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12.
 - Trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,6o.
 - Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %.
 - Cần chú ý độ lớn (bán kính của các vòng tròn cần vẽ).
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999.Đơn vị: tỉ đồng 
Năm
Tổng số
N- L – Ngư nghiêp
CN– XD
Dịch vụ
1990
131.968
42.003
33.221
56.744
1999
256.269
60.892
88.047
107.330
Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI_LIEU_ON_THI_KI_1_DIA_11.doc