Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Ngô Gia Tự

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Ngô Gia Tự
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
SỐ LƯỢNG : 40 CÂU
CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp ở đâu?
A. Ma Cao – Trung Quốc	.	B. Vinh Quang – Chiêm Hóa.
C. Sài Gòn – Gia Định.	D. Hà Nội.
2. Tên Đảng Lao Động Việt Nam có từ khi nào?
A. 1945.	B. 1947.
C. 1949.	D. 1951.
3. Hướng tiến công chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta là:
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Hướng quan trọng, địch tương đối yếu.
C. Vùng tự do.
D. Vùng sau lưng địch. 
4. Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam mở ra khả năng thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
A. Chiến thắng Ấp Bắc.	B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng An Lão.	D. Chiến thắng Đồng Xoài.
5. Chiến lược Đông – xuân (1953 – 1954) quân ta buộc địch phải phân tán lực lượng ở các địa điểm:
A. Điện Biên Phủ, Phongxalì, Thà Khẹt, Xênô, Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Điện Biên Phủ, Xênô, Luôngphabăng – Mường Sài, An Khê – Plâycu. 
C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, KomTum, Luôngphabăng
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô, Thà Khẹt, Bình – Trị - Thiên
6.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp vào năm:
A. 1951.	B. 1952.
C. 1953.	D. 1955
7. Ngày 29/3/1973 diễn ra sự kiện:
A. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta.
B. Lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV).
C. Nichxơn đưa ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế”.
D. Quân ngụy thực hiện chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
8. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản hình thành vào thời điểm:
A. Từ đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX.	B. Từ đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX.
C. Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX.	D. Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
9. Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn và thảo ra bản “dân nguyện” nhằm gửi tới:
A. Quốc tế Cộng sản.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Phái đoàn Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương.
D. Cả A, B, C đúng.
10. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới là:
A. Chủ nghĩa đế quốc.
B. Chủ nghĩa cơ hội.
C. Chủ nghĩa phát xít.
D. Chế độ phản động thuộc địa Pháp.
11. Một chính sách tiêu biểu của Chính phủ Pháp thi hành ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là: 
A. Tăng lương cho công nhân.
B. Xóa nợ cho công nhân.
C. Thắt chặt quyền tự do báo chí.
D. Ân xá một số tù chính trị.
12. Tháng 3/1938 Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
13. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào:
A. 9/1/1930.	
B. 9/2/1930.
C. 9/3/1930.
D. 9/4/1930.
14. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào:
A. 6/1925.
B. 7/1925.
C. 12/1926.
D. 12/1927.
15. Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:
A. Phan Văn Trường.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Nguyễn Thái Học.
D. Nguyễn Ái Quốc.
16. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Đó là chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với kẻ thù nào trong những năm 1945 – 1946.
A. Anh - Pháp.
B. Pháp - Nhật.
C. Trung Hoa Dân quốc - Pháp.
D. Trung Hoa Dân quốc - Nhật.
17. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào:
A. 6/1/1930.
B. 1/6/1930.
C. 3/2/1930.
D. 2/3/1930.
18. Mặt trận Việt Minh được thành lập vào thời gian nào?
A. 1/5/1941.	B. 15/5/1941.	C. 19/5/1941.	D. 21/5/1941.
19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào:
A. Ngày 5/8/1967.
B. Ngày 8/8/1967.
C. Ngày 8/8/1976.
D. Ngày 5/8/11976.
20. Thời gian thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
A. Tháng 10/ 1948.
B. Tháng 10/1949.
C. Tháng 10/1950.
D. Tháng 10/1951.
21. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ ký vào tháng 9/1951 nhằm:
A. Giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển.
B. Hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. 
C. Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
D. Thiết lập hành lang Đông – Tây.
22. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi:
A. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B. Buộc thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam.
C. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.
23. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
24. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” là phương châm được Đảng ta xác định trong: 
A. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
C. Chiến địch Điện Biên Phủ 1954.
D. Cuộc Tỏng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
25. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch NaVa vào khi nào?
A. Kế hoạch Nava bị phá sản bước đầu.
B. Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn.
C. Pháp chuẩn bị ký Hiệp định Giơnevơ.
D. Mĩ giúp Pháp, can thiệp sâu vào Đông Dương.
26. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam từ 1954 – 1975 đã buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
27. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.
C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.
D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.
28. Ý nghĩa của chiến thắng Huế - Đà Nẵng.
A. Mở ra quá trình sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền.
B. Gây nên tâm lí tuyệt vọng trong quân ngụy, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
C. Tiêu diệt quân đoàn 2 của địch.
D. Tạo điều kiện cho quân và dân ta giải phóng các vùng còn lại ở Nam Bộ.
29. Tại sao nói Hội nghị cấp cao giữa các nước EC tại Maxtrích (Hà Lan) năm 1991 đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
A. Xây dựng một thị trường tiền nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. 
B. Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu.
C. Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị cấp cao tại Maxtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU).
D. Cả A, B, C.
30. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào?
A. Giao thông vận tải.
B. Khai thác mỏ.
C. Công nghiệp nhẹ.
D. Mở rộng diện tích đồn điền trồng câycao su.
31. Thực dân Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là nhằm để:
A. Đền bù chiến phí sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đối phó với thị trường chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
C. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
D. Cả A, B, C.
32. Nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách nmạng tiên tiến của thời đại trong những nắm 1919 – 1925 ở Việt Nam, đó là giai cấp:
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản.
D. Công nhân.
33. Theo em, ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị (10/1930):
A. Cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. Chống đế quốc và phong kiến.
C. Mối quan hệ cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
34. Đểtriển khai chiếc lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo em Mĩcần dựa vào yếu tố quan trọngnào sau đây:
A. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
B. Sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
C. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
D. Sự lắng xuống của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong trào công nhân thế giới.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam. Theo em vì sao?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
B. Đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
C. Chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là 2 lực lượng nồng cốt của cách mạng để giành thắng lợi.
D. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
36. Theo em, hạn chế lớn nhất của Luận cương (10/1930) nêu ra là:
A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giái cấp nông dân.
B. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
C. Xác định động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức.
D. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là CMTSDQ, bỏ qua TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.
37. Trước tình trạng cùng một lúc có 3 tổ chức cộng sản ở nước ta hoạt động riêng lẻ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong năm 1929 thì theo em, vấn đề cần đặt ra là:
A. Thừa nhận sự tồn tại tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, giải tán 2 tổ chức cộng sản còn lại.
B. Hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính đảng mácxít.
C. Giải tán toàn bộ các tổ chức cộng sảng để thành lập mới một chính đảng mácxít.
D. Tiếp tục duy trì sự tồn tại các tổ chức cộng sản, hạn chế việc công kích giữa các tổ chức cộng sản.
38. Theo em, công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là:
A. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Sang phương Tây tìm đường cứu nước.
D. Mở các lớp huấn luyện. đào tạo cán bộ ở Quảng Châu – Trung Quốc. 
39. Theo em, vì sao ta ký với Pháp Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi chưa thật trọn vẹn?
A. Pháp chưa công nhận quyền dân tộc cơ bản.
B. Pháp rút quân, Mĩ thay chân Pháp chiếm đóng toàn bộ nước ta.
C. Nam vĩ tuyến 17 chưa được giải phóng.
D. Cả A, B và C.
40. Theo em, tại sao ta chọn Điện Biên Phủ để mở trận quyết chiến chiến lược với địch?
A. Địch bố trí lực lượng ở đây mỏng, sở hở.
B. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
C. Vì Điện Biên Phủ gần hậu phương của ta, xa hậu phương với địch và Mĩ đã bỏ rơi pháp.
D. Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều muốn giữ
TRẢ LỜI
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
B
21
C
2
D
22
D
3
B
23
A
4
A
24
B
5
B
25
A
6
A
26
D
7
A
27
B
8
B
28
B
9
C
29
D
10
C
30
D
11
D
31
C
12
D
32
D
13
B
33
B
14
A
34
C
15
D
35
A
16
C
36
B
17
A
37
B
18
C
38
B
19
B
39
C
20
B
40
D
MA TRẬN
NHẬN BIẾT
(20 CÂU = 5 ĐIỂM)
THÔNG HIỂU
(12 CÂU = 3 ĐIỂM)
VẬN DỤNG
MỨC ĐỘ THẤP
(4 CÂU = 1 ĐIỂM)
MỨC ĐỘ CAO
(4 CÂU = 1 ĐIỂM)
CÂU 1 ĐẾN CÂU 20
CÂU 21 ĐẾN CÂU 32
CÂU 33 ĐẾN CÂU 36
CÂU 37 ĐẾN CÂU 40

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_NGT.doc