Bài tập cơ bản và nâng cao chương 1 Vật lí lớp 7 - Nguyễn Đức Hiệp

pdf 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 785Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao chương 1 Vật lí lớp 7 - Nguyễn Đức Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao chương 1 Vật lí lớp 7 - Nguyễn Đức Hiệp
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
47 
 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: ÁNH SÁNG 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
48 
Câu 1: Hãy chọn các từ sau và điền vào chỗ trống : 
 Nguồn sáng – vật được chiếu sáng. 
 Trong một rạp chiếu phim thì lúc đầu đèn tắt, rạp tối đen. Sau đó máy 
chiếu chiếu hình ảnh lên màn hình. Bóng đèn máy chiếu là ........ Màn ảnh là 
........ Ánh sáng từ màn ảnh phản chiếu lên ghế, tường. Ghế, tường trở thành 
Một khán giả thình lình mở đèn pin để tìm kiếm một vật bị đánh rơi. Đèn 
pin là ...... còn vật bị đánh rơi được tìm thấy là ........ 
Câu 2: Dựa vào sơ đồ sau đây, em hãy giải thích tại sao có trăng tròn, trăng 
khuyết. 
Câu 3: Các vật nào sau đây sẽ cho bóng đen là một mặt tròn trên màn nếu được 
chiếu sáng bằng một bóng đèn nhỏ ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
49 
Câu 4: Chiếu một chùm tia song song. 
Tại các điểm A, B, C người ta đặt một 
trong các gương phẳng, gương cầu lồi 
hoặc gương cầu lõm. Dựa vào các chùm 
ánh sáng phản xạ, em hãy xác định loại 
gương phải đặt tại các điểm A, B, C. 
Câu 5: Một người nhìn vào gương phẳng và quan sát ảnh của bình hoa (ở hình 
1). Sau đó người ấy thay bằng các gương khác và thấy ảnh như trong hình 2 và 
3. Cho biết khoảng cách giữa gương và mắt người không thay đổi và các gương 
có diện tích bằng nhau. 
 Chọn câu đúng : 
 A- Hình 2 là gương cầu lồi, hình 3 là gương cầu lõm. 
 B- Hình 2 là gương cầu lõm, hình 3 là gương cầu lồi. 
 C- Hình 2 là gương cầu lồi, hình 3 là gương phẳng. 
 D- Hình 2 là gương cầu lõm, hình 2 là gương phẳng. 
Câu 6: Thám tử Sơ-lôc Hôm được mời đến dự một buổi tiệc. Nhiệm vụ của anh 
là quan sát tất cả những người trong bàn tiệc. Tuy nhiên để giữ bí mật, trong 
lúc dự tiệc, anh không được nhìn trái, phải hoặc nhìn ra sau. Sơ - lôc Hôm đã 
nghĩ ra một cách, dùng các vật trên bàn tiệc để quan sát khắp gian phòng. 
 Theo em, Sơ- lôc Hôm đã dùng những dụng cụ nào vậy ? 
Câu 7: Chiếu một tia sáng xuống gương phẳng, vẽ tia phản xạ. Giữ nguyên tia 
tới, quay gương phẳng một góc 300. Em hãy vẽ lại tia phản xạ. Dùng thước đo 
độ, em hãy đo góc giữa hai tia phản xạ và điền vào câu kết luận sau : 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
50 
 Nếu gương một góc 300 thì tia phản xạ quay một góc ............... Vậy nếu 
gương quay một góc a thì tia phản xạ quay một góc ........
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
51 
Câu 8: Một người đi trong sa 
mạc bỗng nhìn thấy trước mắt 
mình như có một vũng nước 
nhưng thực tế ở nơi này không 
hề có vũng nước nước nào. Em 
hãy quan sát hình vẽ sau đây để 
tìm hiểu nguyên nhân. 
 Truyền thuyết kể rằng, Ac-si-mét đã dùng các 
loại gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời, hội tụ 
ánh sáng lại để đốt cháy chiến thuyền quân địch 
(215-212 trước CN). 
 Năm 1747, Buffon (Pháp) đã lặp lại thí 
nghiệm trên bằng cách dùng 168 gương, cạnh 
20cm chiếu ánh sáng hội tụ vào một điểm. Kết 
quả là : 
- Chỉ với 40 gương có thể đốt cháy một khúc gỗ. 
- Với 45 gương , làm nóng chảy 3kg thiếc. 
- Với 117 gương có thể làm nóng chảy một miếng 
bạc. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
52 
 Bếp Mặt Trời đơn giản 
Đặt hai cốc nước như nhau ngoài trời nắng. Dùng 
nhiệt kế đo nhiệt độ lúc đầu. Sau đó, bốn bạn dùng 
4 chiếc gương phẳng chiếu ánh sáng Mặt Trời vào 
một trong hai cốc nước. Dùng nhiệt kế để so sánh 
nhiệt độ của lượng nước trong hai cốc sau 10 phút. 
Câu 1: Trong một rạp chiếu phim lúc đầu đèn tắt, rạp tối đen. Sau đó máy 
chiếu chiếu hình ảnh lên màn hình. Bóng đèn máy chiếu là nguồn sáng. Màn 
ảnh là vật được chiếu sáng. Ánh sáng từ màn ảnh phản chiếu lên ghế, tường. 
Ghế tường trở thành vật được chiếu sáng. Một khán giả thình lình mở đèn pin 
để tìm kiếm một vật bị đánh rơi. Đèn pin là nguồn sáng còn vật bị đánh rơi 
được tìm thấy là vật được chiếu sáng. 
Câu 3: Vật 1 và vật 3. 
Câu 4: A là gương phẳng, B là gương cầu lõm, C là gương cầu lồi. 
Câu 5: B. (2 là gương cầu lõm, 3 là gương cầu lồi). 
Câu 6: Gương cầu lồi có vùng nhìn được lớn nên Sơ-lôc Hôm đã quan sát các 
vật thông qua một số vật dụng có tác dụng như một phần của gương cầu lồi : 
mặt ngoài của những chiếc cốc, thìa, nồi 
Câu 8: Ban ngày, mặt cát ở sa mạc bị ánh sáng Mặt Trời nung nóng. Lớp không 
khí bị nóng trở nên không đồng đều, nhất là lớp không khí ở sát mặt đất. Vì vậy 
ánh sáng từ lùm cây chiếu đến mắt theo đường cong. Mắt nhìn theo phương của 
tia cuối cùng đến mắt và thấy các tia sáng này giống như xuất phát từ lùm cây 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
53 
phía dưới đất đi đến mắt. Người quan sát thấy mặt cát bóng sáng như 
gương, như một mặt nước. Hiện tượng này gọi là ảo tượng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfOn_tap_chuong_I.pdf