Bài giảng Bài 8: Quy luật menden: Quy luật phân li

doc 18 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1449Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 8: Quy luật menden: Quy luật phân li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 8: Quy luật menden: Quy luật phân li
BÀI 8: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LI
I. BIẾT
Câu 1. Phương pháp nghiên cứu của Menden gồm các nội dung:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lí ?
A. 4à2à3à1	B. 4à2à1à3 C. 4à3à2à1	D. 4à1à2à3
Câu 2. Dòng thuần về một tính trạng là:
A. dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ.
B.đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình C. dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội 
D. A và B
Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menden là:
A. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn đến sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C.sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh.
D. sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh.
Câu 4. Menden đã sử dụng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm) trong các thí nghiệm của mình để:
A. xác định các cá thể thuần chủng.	B.xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
C. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. D. kiểm tra giả thuyết nêu ra.
Câu 5. Menden đã chọn mấy cặp tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan để lai?
A. 5 cặp	B. 4 cặp	C. 7 cặp	D. 6 cặp
Câu 6. Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là:
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
B. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ.
C.F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1.
D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 7. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menden cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. 1 trội: 1 lặn	B. 2 trội : 1 lặn	C. 3 trội : 1 lặn	D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 8. Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. một cặp nhân tố di truyền quy định	B. một nhân tố di truyền quy định
C. hai cặp nhân tố di truyền quy định	D. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
Câu 9: Trong phương pháp phân tích các thế hệ lai, trước khi tiến hành lai Menđen đã tiến hành:
	A. Lai các dòng thần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng.
	B. Phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3.
	C. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tụ thụ phấn qua nhiều thế hệ.
	D. Cho lai phân tích để xác định kiểu gen của cây mang kiểu hình trội.
Câu 10: Trong phương pháp phân tích các thế hệ lai, sau khi lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng tương phản Menđen tiến hành:
	A. Lai các dòng thần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng.
	B. Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3.
	C. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tụ thụ phấn qua nhiều thế hệ.
	D. Cho lai phân tích để xác định kiểu gen của cây mang kiểu hình trội.
Câu 11: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai
	A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.	B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
	C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.	D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.
II. HIỂU
Câu 1.Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menden đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?
A. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng. B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.
C.Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng. D. Alen trôi át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
Câu 2. Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì:
A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn	B. gen trội không át chế được gen lặn
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 3. Phương pháp độc đáo của Menden trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:
A. lai phân tích	B. phân tích cơ thể lai	 C. sử dụng thống kê toán học	D. tạo dòng thuần.
Câu 4. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menden đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào?
A. ¼ giống bố đời P : 2/4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P. B. ¾ giống bô đời P: ¼ giống mẹ đời P
C.3/4 giống mẹ đời P : ¼ giống bố đời P
D. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P
Câu 5: Quy luật phân li của Menđen được hiểu theo thuật ngữ hiện đại như sau:
	A. Mỗi tính trạng do một alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen.
	B. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chứa một cặp alen.
	C. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen.
	D. Mỗi tính trạng do một alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên mỗi giao tử chứa một cặp alen.
Câu 6: Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li của Menđen:
	A. Phải phân tích trên một số lượng lớn cá thể.
	B. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
	C. Tính trạng chỉ do một gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
	D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Giống thuần chủng là giống có
	A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
	B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
	C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
	D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 8: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích. B. Cho F2 tự thụ phấn. C. Cho F1 giao phấn với nhau. D. Cho F1 tự thụ phấn
III. VẬN DỤNG:
Câu 1. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 như thế nào?
A. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh	B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
C. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh	D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Câu 2. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A.100% hạt vàng B.1 hạt vàng : 1 hạt xanh C.5 hạt vàng : 1 hạt xanh D. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 3. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. Bố : AA x mẹ :AAà Con : 100% AA B. Bố : AA x mẹ : aaà Con : 100% Aa
C. Bố : aa x mẹ :AAà Con : 100% Aa D. Bố : aa x mẹ : aaà Con : 100% aa
Câu 4. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
	A. Aa × aa B. Aa × Aa C. AA × aa	 D. Aa × aa; AA × Aa
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cây hoa đỏ?
A. Aa × Aa.	B. aa × aa.	C. Aa × aa.	D. AA × aa.
Câu 6: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa × aa và AA × Aa. B. AA × aa và AA × Aa. C. Aa × Aa và Aa × aa. D. Aa × Aa và AA × Aa.
Câu 7: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.	B. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng.	D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 8: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (Aa)	B. Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt đen (AA)
C. Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt xanh (Aa) D. Mẹ mắt xanh (Aa) X Bố mắt đen (AA)
BÀI 9: QUY LUẬT MENDEN : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. BIẾT
Câu 1. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
A. ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3: 1
B. sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3+1)n.
Câu 2: Theo thí nghiệm của Menden, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn với nhau được F1 đều hạt vàng trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn.
B. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn: 1 vàng trơn.
C. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn: 1 xanh trơn.
D. 9 vàng trơn : 3 vàng trơn : 3 xanh trơn: 1 vàng nhăn.
Câu 3. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào?
A. Số lượng các loại kiểu hình là 3n	B. Số lượng các loại kiểu hình là 2n
C. Số lượng các loại kiểu hình là 5n D. Số lượng các loại kiểu hình là 4n
Câu 4. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?
A. Số lượng các loại giao tử là 4n	B. Số lượng các loại giao tử là 3n
C. Số lượng các loại giao tử là 2n	 D. Số lượng các loại giao tử là 5n
Câu 5. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?
A. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (5+1)n. B. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (4+1)n
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (3+1)n D.Tỉ lệ phân li kiểu hình là (2+1)n
Câu 6. Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.	B. hoán vị gen
C. liên kết gen	 D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh
Câu 7. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
A. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng.
B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp gen alen.
C. sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân.
D. sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 8. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menden cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì:
A. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn. C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. tỉ lệ mỗi kiểu hình F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. D. F2 có 4 kiểu hình.
II. HIỂU:
Câu 1. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 2. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lâp là gì ?
A. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối.
C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới
Câu 3: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
A. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. Các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 4: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:
A. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp. B. Các gen có điều kiện tương tác với nhau.
C. Dễ tạo ra các biến dị di truyền. D. Ảnh hưởng của môi trường.
Câu 5: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau
Câu 7: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ?
A. ♀AA x ♂aa và ♀ Aa x ♂ aa.	B. ♀aabb x ♂AABB và ♀ AABB x ♂ aabb.
C. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb.	D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA.
III. VẬN DỤNG
Câu 1.Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là:
A. 4	B. 8	C. 16	D. 32 
Câu 2. Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là:
A. B, b, D, d, E, e, F, f	B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.	D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
Câu 3. Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là:
A. 32	B. 64	C.128	D. 256.
Câu 4. Biết A: cây cao; a: cây thấp; B: quả tròn; b: quả bầu. Phép lai P: AaBb x aaBb có tỉ lệ kiểu gen:
A. 1 : 1: 1: 1	B. 1: 2 : 1 : 1 : 2 : 1	C. 3 : 3: 1 : 1	D. 9 : 3 : 3 : 1
Câu 5. Cho đậu Hà lan hạt vàng, trơn lai với hạt vàng, nhăn, đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Thế hệ P có kiểu gen là:
	A. AaBb x Aabb 	B. Aabb x AaBB 	C. AaBb x AABB 	D. AaBb x aaBb
Câu 6. Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là
A. 1/16 .	B. 1/8 .	C. 1/4 .	D. 1/2 .
Câu 7: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- thấp; gen B quả đỏ, gen b- trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
	A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb.
* Cho dữ kiện Ở đậu hà lan: gen A quy định quả vàng trội hoàn toàn so với a quy định quả xanh, B quy định quả trơn trội hoàn toàn so với b quy định quả nhăn ( Câu 8à 11) 
Câu 8: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng – trơn : 1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen:
 A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB.
Câu 9: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen:
	A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x aaBB.
Câu 10: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được đồng loạt vàng trơn. Thế hệ P có kiểu gen:
	A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB.
Câu 11: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen:
	A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AABB.
Câu 12: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là: 
A. 72.	 B. 256.	 C. 64.	 D. 144.
BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. BIẾT
Câu 1. Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác giữa các gen không alen là:
	A. Hai hay nhiều gen không alen cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng 
	B. Một gen quy định nhiều tính trạng 	
	C. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới
	D. Các gen không alen tương tác bổ sung cho nhau quy định kiểu hình mới
Câu 2. Gen đa hiệu là hiện tượng:
	A. Nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng 
	B. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
	C. Gen này át chế sự biểu hiện của gen khác	
	D. Nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng 
Câu 3. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là 
	A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội.	 B. tác động cộng gộp. 
	C. tác động át chế giữa các gen không alen.	 D. tác động đa hiệu.
Câu 4. Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác: 
A.bổ trợ.	 B. át chế. C.cộng gộp. D. đồng trội.
Câu 5. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế:
A. Nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng	B. Một gen chi phối nhiều tính trạng .
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng. D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 6. Hiện tượng các gen thuộc những locut khác nhau cùng tác động quy định một tính trạng được gọi là
A. gen trội lấn át gen lặnB. Tính đa hiệu của gen C. tương tác gen không alen	D. phân li độc lập.
Câu 7: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật
A. tác động cộng gộp. B. liên kết gen. C. hoán vị gen. 	D. di truyền liên kết với giới tính.
Câu 8: Ở một loài thực vật, lai dòng cây thuần chủng có hoa màu đỏ với dòng cây thuần chủng có hoa màu trắng thu được F1 đều có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 9 hoa màu đỏ : 7 hoa màu trắng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Màu sắc hoa có thể bị chi phối bởi quy luật 
A. tác động đa hiệu của gen. 	B. phân li. 
C. di truyền liên kết với giới tính. 	D. tương tác bổ sung (tương tác giữa các gen không alen).
Câu 9: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô 
A. do một cặp gen quy định. 	 B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. 
C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
Câu 10: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi
A. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.
B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
II. HIỂU:
Câu 1. Điểm nổi bật của tương tác giữa các gen không alen là:
	A. Xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ 	B. Xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ
	C. Xuất hiện biến dị tổ hợp 	D. Hạn chế biến dị tổ hợp
Câu 2. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị
A.một tính trạng.	B.ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C.ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D.ở toàn bộ kiểu hình.
Câu 3. Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì:
A. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.
B. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
C. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.
D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.
Câu 4: giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Người da trắng có kiểu gen:
AaBbCc	B. AaBbCc	C. aabbcc	D. AABBC
Câu 5: Thế nào là gen đa hiệu ?
 A. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
C.Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. 
D.Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 6: Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây phản ánh về sự di truyền 2 cặp gen tương tác bổ sung ?
A. 13 : 3.	B. 9 : 7.	C. 15 : 1.	D. 12 : 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docquy_luat_di_truyen_theo_bai_co_dap_an.doc