Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm ngày bác Hồ gửi thư đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Pleiku - Trường THCS Lê Quý Đôn

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm ngày bác Hồ gửi thư đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Pleiku - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm ngày bác Hồ gửi thư đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Pleiku - Trường THCS Lê Quý Đôn
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“70 NĂM NGÀY BÁC HỒ GỬI THƯ ĐẠI HỘI 
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NAM TAI PLEIKU”
(19/4/1946- 19/4/2016)
 Họ và tên : 
Ngày, tháng, năm sinh: 
Nghề nghiệp: 
Đơn vị công tác : Trường THCS Lê Quý Đôn
 Địa chỉ:
 Số điện thoại: 
 Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu cảm nghĩ của bản thân qua đọc thư Bác Hồ gửi thư đại hội 
các dân tộc thiểu số Miền Nam tai Pleiku”(19/4/1946- 19/4/2015) ?.
 Câu 2: Liên hệ những kết quả đạt được qua 70 năm triển khai thực hiện thư Bắc Hồ ở địa phương, đơn vị mình ?.
 Bài làm:
 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng. Người chưa một lần đến Tây Nguyên nhưng tình cảm của Người, miền Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng luôn đau đáu trong tim. Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Bác luôn là vị cha già yêu kính nhất, là ánh sáng soi đường, chỉ lối đưa người Tây Nguyên cùng cả nước vượt qua muôn vàn gian khó, để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay. 
 Năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Pháp chạy, Nhật hàng thì quân Anh và Tưởng thay thế- tràn vào nước ta, thù trong giặc ngoài âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Tình thế cách mạng Việt Nam lúc này đã được lịch sử nhận định bằng một thành ngữ ngắn gọn nhưng hết sức cô đọng và chuẩn xác: “Ngàn cân treo sợi tóc”.Trong bối cảnh ấy, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, “Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku” đã diễn ra theo kế hoạch. Do phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng đối phó tình thế “nước sôi lửa bỏng” nên Hồ Chủ tịch không thể vào dự đại hội, mà có thư gửi với lời lẽ động viên thiết tha, giục giã. Dù cách trở khó khăn nhưng thư Bác (viết ngày 19-4-1946) đã đến kịp với đại hội, được đọc lên cho tất cả đại biểu cùng nghe. Bức thư đã trở thành lời hiệu triệu khích lệ hàng triệu con tim quyết tâm bảo vệ đất nước. Chỉ trên 300 chữ, tuy nhiên, trong một hình thức ngắn gọn và quen thuộc, bức thư lại hàm chứa một nội dung phong phú và sâu sắc. Trong đó có lời động viên kịp thời và mạnh mẽ: “Lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”. Thư nhấn mạnh đến cội nguồn dân tộc và tình cảm, sức mạnh Việt Nam: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Thư chỉ ra tài sản quý giá: “Nước Việt Nam là nước chung của chúng ta”,vai trò đại diện cho quyền lực của các dân tộc và quyền lực Nhà nước trong Quốc hội: “Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào”. Thư xác định yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta.Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”; “phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Nội dung cuối cùng kết thúc bức thư là sự xác lập một quyết tâm sắt đá: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I, ngày 3/12/1945 (Ảnh tư liệu)
 Tập trung kêu gọi các dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần Hồ Chủ tịch gửi gắm trong thư rất chân thành, sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Cách lập luận của Bác đơn giản nhưng rất hùng hồn, lý lẽ như là sự thật hiển nhiên, là quy luật bất di bất dịch: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta.Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp là câu thuật với nhiều vế câu, các vế liên tục và dồn dập bổ sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện rất rõ mục đích khẳng định- khẳng định quyết tâm như một của các dân tộc. Trong thư, 5 lần Bác nhắc đến từ “đồng bào”. Mỗi lần nhắc lại từ “đồng bào” chính là Bác thêm một lần nhắc đến nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, qua đó kêu gọi quyết tâm giữ vững tình đoàn kết
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số "đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t4, tr217-218).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân và là tấm gương tiêu biểu nhất của khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Người đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện nhất quán trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà nhiều lần Người nhấn mạnh là ''Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t10, tr608). Suốt mấy mươi năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cho nên đã phát huy lòng yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào. Có thể nói, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng công tác dân vận đồng bào, từ việc tuyên truyền đến giáo dục, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số để đồng bào có được ý thức đoàn kết và bình đẳng dân tộc, làm cho đồng bào hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến dân tộc, khắc phục những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuất để từng bước đưa đời sống đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói, nghèo. Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, tháng 10-1961, nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp ở miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ba vấn đề đối với đồng bào các dân tộc thiểu số:
1-Phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng hơn. Các dân tộc miền núi đoàn kết chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa số...
2-Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương chứ không phải là bao biện làm thay. 
3-Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho đời sống đồng bào địa phương ngày càng khá hơn, cả về vật chất và tinh thần. (Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, tr181-182). Có thể nhận thấy rằng, Bác Hồ đã xác định rõ những chủ trương và các nhiệm vụ cho công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, mà mục đích cao nhất là chăm lo cho đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số "ngày càng khá hơn".
Quan điểm và tình cảm của Người với đồng bào các dân tộc, cũng như đối với nhân dân lao động thật vô cùng sâu nặng. Đó là sự kết tinh và thấm đượm tình thương yêu, kính trọng, biết ơn của Bác đối với nhân dân mà cuộc đời Bác từng trải nghiệm và sự nghiệp Người gây dựng. Chính vì thế, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người viết: Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
 Ngày nay, tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang vẫy gọi chúng ta tiếp tục vững bước tiến lên để thực hiện bằng được “mục tiêu chung là củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khoá IX đã chỉ rõ. Trong tiến trình phát triển lịch sử hàng ngàn năm, 53 dân tộc thiểu số trong đại gia đình 54 dân tộc chung sống trên đất nước Việt Nam đã đoàn kết gắn bó, chung sức, đồng lòng, sát cánh bên nhau dựng nước và giữ nước, làm nên lịch sử vẻ vang và truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quán triệt những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc của cách mạng Việt Nam.
Cũng đã có không ít người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên được gặp Bác Hồ, trong đó có ông Y Ngông Niê Kđăm; ông KSor Ní; Anh hùng Núp, Thiếu tướng Y Blôk Êban, cụ Y Bih Alêô, ông Ksor Krơn, Nghệ sĩ nhân dân Y Brơm, Nhà giáo ưu tú Nay Hwin, A Vai Dù là ai, được gặp một lần hay nhiều lần, và cả những người chưa từng một lần được gặp Bác, song niềm kính yêu Người vô hạn vẫn luôn trào dâng. Trong lòng mỗi người vẫn luôn ghi nhớ tình cảm và sự quan tâm của Bác với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đó chính là nguồn sức mạnh nội lực để đồng bào Tây Nguyên vượt qua thử thách, nỗ lực chiến đấu với kẻ thù để giành độc lập, tự do như lời cụ Y Bih Alêô, nguyên Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từng khẳng định: “Tình cảm của Bác Hồ đối với các dân tộc Tây Nguyên là sức mạnh vô biên, luôn luôn tràn đầy như nước sông Ba và cao như ngọn núi Cư Yang Sin. Chúng tôi nhớ lời Bác Hồ và uống rượu cần thề với nhau sẽ mãi mãi đi theo con đường của Bác vạch ra để giải phóng quê hương”.
Khó có thể kể hết những câu chuyện cảm động về tình dân, lòng dân dành cho Bác kính yêu. Và, tấm lòng của Bác đối với nhân dân các dân tộc Tây Nguyên cũng thật sâu nặng. Trong Thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-cu cùng các đồng bào dân tộc thiểu số ngày 19-4-1946, Bác căn dặn: “Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào... Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...” . Đặc biệt, trong những năm tháng chiến tranh, nhiều người con Tây Nguyên ra miền Bắc học tập, lao động và chiến đấu đã vinh dự được gặp Bác Hồ, được Người quan tâm, thăm hỏi và động viên như truyền thêm sức mạnh, ý chí và niềm tin trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù để giữ lấy từng tấc đất của buôn làng thân yêu.
Ngày 30-11-1968, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra ác liệt ở cả hai miền Nam - Bắc, Bác Hồ lại gửi thư thăm hỏi, động viên đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên. Người viết: “... Quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” . Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm cổ vũ, động viên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Gia Lai vượt qua mọi khó khăn cùng với nhân dân cả nước đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Bác nhiệt liệt khen ngợi các anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, cán bộ, chiến sĩ và toàn thể đồng bào Tây Nguyên đã dũng cảm chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, phục vụ tiền tuyến, lập công vẻ vang. Tuy nhiên, Bác cũng không quên nhắc nhở đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên: “Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến” .
Với tấm lòng chân thành, đồng bào Tây Nguyên đáp lại tình cảm của Bác bằng niềm tin yêu son sắt, lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với vị cha già của dân tộc Bác Hồ trong trái tim người dân Tây Nguyên
Khắc ghi lời dạy của Bác, trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đồng bào Tây Nguyên luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước một lòng một dạ theo Đảng, theo cách mạng. Khắp núi rừng Tây Nguyên đã dấy lên các phong trào thi đua giết giặc cứu nước như phong trào xây dựng làng chiến đấu, góp lương nuôi bộ đội, tình nguyện nhập ngũ, đánh địch bằng hầm chông, bẫy đá... Cả đại ngàn Tây Nguyên đã làm cho quân thù khiếp sợ. Trong những ngày tháng đói cơm, lạt muối, buôn làng luôn phải di dời để tránh càn, bố phòng đánh địch, người Tây Nguyên vẫn luôn mang trong tim hình ảnh Bác Hồ như điểm tựa sức mạnh tinh thần, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, phòng đánh địch bảo vệ buôn làng.
Nhớ về những kỷ niệm được gặp Bác Hồ, Bác sĩ Y Ngông Niêk Đam - Dân tộc Ê Đê (Đắc Lắc), Nguyên ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục xúc động nói: “Đã gần hai mươi năm qua rồi mà vẫn không quên những cảm giác lần đầu tiên được gặp Bác Hồ...”. “Lời Bác nói đến đâu đều thấm đến đó. Tôi thấy Bác gần gũi với các dân tộc Tây Nguyên quá. Bác như một nhân vật hiện ra từ trong ước mơ của các dân tộc Tây Nguyên...” ...”(trang 66). “Sau mỗi lần gặp Bác, tôi lại thấy mình lớn hơn. Tôi mơ một ngày kia thống nhất Bác vào miền Nam. Bác lên Tây Nguyên, núi rừng Tây Nguyên sẽ đón Bác với tất cả lòng tin tưởng kính yêu như đón một người cha đi xa lâu ngày về thăm con cháu”. Đồng chí Kim Nhất kể lại trong “Hồi được gặp Bác Hồ tôi còn là thiếu nhi”: “Sự thật trong trí tưởng tượng của tôi lúc bấy giờ Bác Hồ không phải người trần bình thường mà là một vị Yàng cao to từ trên trời xuống trần cứu đồng bào hết cái khổ cái nghèo. Và vị Yàng linh thiêng đó còn biết biến hoá và biết bay như rồng nữa. Vì vậy, khi sắp được tặng hoa cho Bác, tôi cứ nghĩ Bác Hồ là người như thế. Nhưng khi chiếc xe con vào tới tận Phủ Chủ tịch thì tôi nhìn thấy người đứng trên thềm phủ là một ông già đầu lưa thưa tóc bạc, vầng trán cao rộng rất đỗi thông minh. Dưới vầng trán cao rộng ấy là đôi mắt long lanh hiền từ đang cười đón chúng tôi” .
Tình cảm sâu sắc của người dân Tây Nguyên với Bác đã đi vào những câu chuyện, những việc làm cụ thể hàng ngày. Với họ, Bác tuy là một lãnh tụ nhưng gần gũi vô cùng, là hơi thở, là cuộc sống của họ. Sinh thời, Anh hùng Núp - người từng được nhiều lần gặp Bác - đã để tang Bác 100 ngày, không cạo râu, không cắt tóc khi hay tin Bác mất. Còn đồng bào, dù không có tín ngưỡng thờ cúng - bởi với họ, sau lễ bỏ mả là cắt đứt mọi sợi dây ràng buộc với người chết - nhưng nhà nhà lập bàn thờ Bác với niềm kính yêu, thương tiếc vô hạn. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn thờ ảnh Bác nơi trang trọng trong những nếp nhà sàn.
Lòng dân Tây Nguyên với Bác đặc biệt còn khắc ghi qua câu chuyện góp gỗ xây lăng Bác ở Hà Nội (năm 1973). Những cây gỗ quý già trăm năm tuổi ờ rừng nguyên sinh Kon Hà Nừng đã góp vào công trình lăng Bác. Sức mạnh nào, nếu không phải là tình yêu vô bờ bến dành cho Bác kính yêu khiến nhân dân có thể thực hiện công việc khó khăn đến thế khi phải vượt đường xa, suối sâu đưa gỗ ra tới Thủ đô. Bác sĩ Y Ngông Niêk Đam nhấn mạnh: “ Tôi cứ nói mãi về tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác Hồ. Lòng kính yêu của Bác Hồ đối với nhân dân Tây Nguyên nhiều như cây rừng, cao như núi đá, dài như suối. Từng rễ cây rừng cũng muốn uống nước nguồn của Bác, từng lá cây trên núi cũng muốn đón gió ngàn của Bác. Trước kia, cả núi rừng Tây Nguyên đã theo Bác trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, núi rừng Tây Nguyên lại vẫn một lòng với lời dạy của Bác ngày trước”.  Những tình cảm của người dân Tây Nguyên với Bác Hồ khó có lời nào diễn tả hết. Họ đã gửi vào những ca khúc viết về Bác Hồ với Tây Nguyên.Từ bài hát “Đêm thao thức” của nhạc sĩ người dân tộc Gia Rai Kpă Pui (Tây Nguyên): “Ôi sao sáng mến yêu, hãy nhắn lòng biết ơn, lòng mong nhớ tới Bok Hồ”, tác giả khẳng định: “Tây Nguyên đã đứng lên bước theo Bok Hồ giữ gìn quê hương”. Và trong những ngày đất nước còn tạm bị chia cắt làm hai miền, người Tây Nguyên vẫn vững tin vì có “Mắt Cha sáng long lanh thương yêu nhìn thấu lòng muôn người”, để rồi một ngày kia “Được ấm no muôn đời”... Đến rất nhiều những ca khúc ra đời muộn hơn nhưng cũng nhanh chóng nổi tiếng vào thời điểm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: “Cánh chim báo tin vui” (Đàm Thanh); “Tây Nguyên mừng đón thơ Bác” (Doãn Nho)...
Ít người biết rằng một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có họ. Sau ngày đất nước độc lập, bà con đã xin Bác Hồ cho được mang họ của Người. Nhạc sĩ Huy Thục đã ghi lại hình ảnh của những cô gái Pa Cô “Con cháu Bác Hồ” khi nghe “Bác Hồ gọi ấy là mùa xuân đến”, đã cùng rủ nhau “Dù mưa bom cũng không ngại chi, đi đánh Mỹ để giữ núi rừng ”, với quyết tâm “Giặc chưa hết chưa về dù rừng thương núi nhớ”...Về sau, khi Bác Hồ đi xa, nhiều nhạc sĩ vẫn tiếp tục viết về tình cảm của nhân dân ta với Bác. Nhạc sĩ Lê Lôi cho ra đời ca khúc “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên”, phổ thơ của Kpă Y lăng. Bài hát là lời nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nhắn gửi rằng “ai thương, ai quý Bác Hồ bằng người Tây Nguyên” và “Bác Hồ sống mãi bên từng mái nhà, từng nương rẫy, trong điệu sáo tiếng đàn tr’ưng”. Chiến thắng Buôn Ma Thuột mùa xuân 1975, Kpă Púi sáng tác bài hát “Tây Nguyên giải phóng” nhắc đến “Công ơn của Bác Hồ khắc ghi đời đời” trong tâm hồn người dân Tây Nguyên khi sông núi đất trời đã về ta”...Đất nước thống nhất, dù Bác đã đi xa, nhưng công ơn của Bác, hình ảnh Bác vẫn còn mãi trong lòng dân Tây Nguyên. Mạnh Trí đã viết bài “Ơn Bác Hồ với người Tây Nguyên”; nhạc sĩ Y Sơn Niê, sáng tác bài “Ơ chim Ktia”, “Hoa suối”, “Bác Hồ, người là sao Bắc Đẩu; Đức Bình có bài hát “Dâng Người lời ca Tây Nguyên hôm nay”; Văn Chừng viết bài hát “Bác Hồ trong lòng dân Tây Nguyên”...
Như một sự sắp đặt của lịch sử, Tây Nguyên ngày nay đã và đang trở thành quê hương chung của 54 dân tộc anh em, cùng chung lưng đấu cật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Lời thư của Bác như ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, như tiếp thêm sức mạnh thần kỳ của tinh thần đại đoàn kết cho các dân tộc Tây Nguyên. Từ đó đến nay, trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, phải đổ bao mồ hôi, xương máu, nhưng đồng bào các dân tộc Tây nguyên luôn đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất trước quân thù, tỏ rõ tấm lòng thủy chung, son sắt đối với cách mạng, một lòng tin yêu Bác Hồ, tin yêu Đảng, lập được nhiều chiến công hiển hách trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.Giờ đây Bác đã đi xa, nhưng những lời thư và hình ảnh của Bác vẫn sống mãi với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn thành kính, tin tưởng và giành cho Bác những tình cảm yêu quý và kính trọng nhất. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Pleiku, tỉnh Gia Lai là đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhiều thế hệ cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai. 
 Ngày 3/10/2010, công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được khởi công xây dựng. Với mẫu tượng Bác Hồ đứng một mình trong tư thế đang giao tiếp với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tay phải Bác giơ lên vừa phải, khoan thai, dung dị, thể hiện phẩm chất cao quý

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi.doc